Được biết, đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tại cuộc họp lần thứ 4, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về ổn định hoạt động thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Theo đó, tại cuộc họp, Bộ trưởng Phớc đã yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải bổ sung, tăng cường trách nhiệm đối với nhà đầu tư, đặc biệt là trách nhiệm trả nợ trái phiếu đến hạn. Các đơn vị trong Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu để có biện pháp phù hợp kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho thị trường trường trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian tới.
Người đứng đầu ngành tài chính yêu cầu tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến thị trường, nhấn mạnh đến phạm vi trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Cùng với đó là các giải pháp về điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho thị trường bất động sản, hoạt động sản xuất kinh doanh…
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.
Tại dự thảo báo cáo Thủ tướng về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp 6 tháng đầu năm và kiến nghị các giải pháp, theo Bộ Tài chính, tính đến ngày 28/7, có 36 doanh nghiệp phát hành riêng lẻ với khối lượng 62.300 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2022 khối lượng trái phiếu phát hành giảm 77,8%. Đơn vị phát hành trái phiếu chủ yếu của doanh nghiệp bất động sản chiếm 54,2%, tổ chức tín dụng chiếm 31,6%.
Ông Nguyễn Hoàng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng cho hay, Bộ Tài chính, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã và đang theo đúng định hướng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển cân bằng giữa thị trường vốn và thị trường tín dụng; giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, giữa trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đã bước đầu tăng huy động vốn từ phát hành trái phiếu và giảm sự phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng. Nhà đầu tư có thêm sản phẩm đầu tư trên thị trường vốn. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức tín dụng huy động được nguồn vốn trung, dài hạn.
Cũng theo Bộ Tài chính, từ quý 2 năm 2023, tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu cải thiện và tâm lý nhà đầu tư đã dần ổn định trở lại. Một số tổ chức đã chủ động mua lại trái phiếu để cơ cấu lại nguồn vốn. Hoạt động đàm phán cơ cấu lại trái phiếu tiếp tục được triển khai giúp tổ chức phát hành trước mắt có thêm thời gian phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo ra dòng tiền trả nợ, tạo điều kiện cho việc cải thiện tháo gỡ áp lực thanh khoản về lâu dài.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) được tổ chức vào ngày 16/8 cũng cho biết, phấn đấu từ nay đến hết năm 2023 kết thúc điều tra 7 vụ án, ban hành cáo trạng truy tố 09 vụ án, xét xử sơ thẩm 11 vụ án, xét xử phúc thẩm 7 vụ án, kết thúc xác minh, giải quyết 11 vụ việc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Trong đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ, kết thúc điều tra, truy tố xét xử các vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, Sở Y tế Quảng Ninh và Công ty AIC, giai đoạn II vụ án xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi… Theo đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải luôn luôn tổng kết, rút kinh nghiệm, tinh thần là làm kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa; kiên quyết, kiên trì, không nể nang, không chịu bất cứ sức ép nào. Các cơ quan chức năng làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải xây dựng những chính sách, thể chế, cơ chế chặt chẽ, thiết thực và có sự phối hợp ăn khớp. Trong những tháng cuối năm 2023, Ban Chỉ đạo sẽ tập trung chỉ đạo tăng cường phối hợp, chủ động xử lý các vướng mắc trong giám định, định giá, cung cấp tài liệu, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. |
Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật
https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6753631244696574/?