Bích Ngọc ·
1 tuần trước
 9768

Giá vàng hôm nay (ngày 26/4) bao nhiêu một lượng?

Giá vàng 9999, 24K, 18K, 14K, 10K, vàng SJC, DOJI, PNJ hôm nay tăng hay giảm? Giá vàng hôm nay bao nhiêu một lượng?

Giá vàng trong nước hôm nay bao nhiêu?

Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI được niêm yết ở mức 81,80 triệu đồng/lượng mua vào và 84,00 triệu đồng/lượng bán ra.

Tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,70 – 83,90 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Còn giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 82,40 – 84,30 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 82,40 – 84,50 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Được biết, giá vàng thương hiệu PNJ neo ở mức 82,3 triệu đồng/lượng mua vào và 84,3 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá mua và giá bán vàng thương hiệu Bảo Tín Minh Châu đang lần lượt là 82,4 triệu đồng/lượng và 84,3 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng ở cả 2 chiều. Phú Quý SJC đang thu mua vàng miếng với giá 82,3 triệu đồng/lượng và bán ra 84,3 triệu đồng/lượng, không đổi so với rạng sáng qua.   

Giá vàng thế giới hôm nay bao nhiêu?

Giá vàng thế giới quay đầu tăng với vàng giao ngay tăng 16,5 USD (lên 2.331,7 USD/ounce). Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.344,5 USD/ounce, tăng 15,5 USD so với rạng sáng qua.

Giá vàng tăng so với rạng sáng qua nhưng đã giảm so với mức tăng có được trong ngày do chịu áp lực bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cao sau báo cáo mới nhất cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý I năm nay yếu hơn nhiều so với dự báo của giới chuyên gia kinh tế, trong khi giá cả tăng với tốc độ nhanh hơn.

Theo số liệu của Cục Phân tích kinh tế thuộc Bộ Thương mại Mỹ, nền kinh tế đầu tàu thế giới đã đạt mức tăng trưởng 1,6% trong 3 tháng đầu năm nay, giảm so với mức 3,4% được báo cáo trong quý IV năm 2023. Báo cáo cũng cho biết, lạm phát giá trong quý đầu tiên đã tăng 3,1%, tăng từ mức 1,9% được báo cáo trong quý IV năm ngoái. Mặc dù tăng trưởng kinh tế của Mỹ chậm lại trong quý I, nhưng lạm phát gia tăng tiếp tục làm tiêu tan kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ trước tháng 9. Điều này đã gây áp lực lên vàng.  

Nhu cầu trú ẩn an toàn suy yếu khiến vàng dễ bị tổn thương trước những cơn gió ngược từ lãi suất của Mỹ, do lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn sẽ đẩy chi phí cơ hội của việc đầu tư vào vàng thỏi tăng lên.

Theo chiến lược gia thị trường cấp cao Bob Haberkorn của RJO Futures, vàng đang chịu áp lực bởi dữ liệu vừa công bố cho thấy khả năng Fed sớm cắt giảm lãi suất là khó xảy ra. Sau báo cáo, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng lên mức cao nhất trong hơn 5 tháng. Dù được biết đến như một công cụ phòng ngừa lạm phát nhưng lãi suất tăng cao làm giảm sức hấp dẫn của việc nắm giữ vàng thỏi.

Bà Chantell Schieven - Giám đốc nghiên cứu Capitalight Research cho hay, trong thời gian qua, vàng đang bị mua quá mức nên bắt đầu có xu hướng điều chỉnh. Trong bối cảnh lãi suất của Mỹ có khả năng tăng tiếp khiến đồng USD đang mạnh lên tiếp tục tạo áp lực tới giá vàng.

Với giá vàng trong nước ổn định và giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco ở mức 2.331,7 USD/ounce (tương đương gần 71,6 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới  khoảng 12,7 triệu đồng/lượng.

Trong nước, giá vàng “hạ nhiệt” sau thông tin Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) hủy đấu thầu vàng miếng sáng 25/4 đến các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp, lý do hủy được nêu rõ - do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Trước đó, ngày 22/4, NHNN cũng đã hủy lịch đấu thầu vàng miếng lần thứ nhất do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/7710177309041958