Bích Ngọc ·
30 tuần trước
 9085

Nguyên nhân nào khiến cho trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chậm lên sàn?

Nguyên nhân nhiều doanh nghiệp chậm lên sàn có lẽ do họ e ngại việc lên sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ sẽ làm giảm giá trị của trái phiếu bởi sự biến động của thị trường và sự cạnh tranh của trái phiếu khác.

Theo dữ liệu từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), sau gần 3 tháng hệ thống đăng ký tính đến ngày 13/10/2023 lưu ký, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức vận hành, chỉ có 190 mã trái phiếu đăng ký giao dịch, (đạt tỷ lệ hơn 14%). Trong khi đó, ngày 19/10/2023 là hạn cuối để doanh nghiệp đưa trái phiếu riêng lẻ lên sàn giao dịch tập trung.

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty luật SBLAW cho hay, các doanh nghiệp chậm lên sàn bởi họ lo ngại rằng việc lên sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ sẽ làm giảm giá trị của trái phiếu (sự biến động của thị trường và sự cạnh tranh của các trái phiếu khác).

Bên cạnh đó, có thể việc lên sàn cũng làm lộ ra những thông tin nhạy cảm hoặc bất lợi của doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới uy tín và hình ảnh của họ.

Cùng với đó, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa quen với việc giao dịch trái phiếu riêng lẻ trên sàn (thiếu thông tin và kiến thức về thị trường này). Nhiều nhà đầu tư cũng chưa muốn bán trái phiếu riêng lẻ, mà chỉ muốn giữ trái phiếu đến hạn với mục đích nhận lãi suất cao.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ việc thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi niềm tin của nhà đầu tư. Các sai phạm của một số doanh nghiệp vừa bị xử lý và việc một số tin không chính thống, tin thất thiệt về doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng gây ảnh hưởng rất nhiều.

Việc kiểm tra, giám sát tập trung vào mục đích phát hành trái phiếu cũng làm cho cả doanh nghiệp phát hành và tổ chức cung cấp dịch vụ có tâm lý quan ngại

Đẩy nhanh tiến trình doanh nghiệp đưa trái phiếu lên sàn

Luật sư Hà cho hay, cần tạo ra một thị trường minh bạch để đẩy nhanh tiến trình doanh nghiệp đưa trái phiếu lên sàn. 

Cụ thể, phía doanh nghiệp cần phải công bố thông tin về tình hình tài chính, kế hoạch sử dụng vốn, mức độ rủi ro và các điều kiện phát hành trái phiếu một cách rõ ràng và đầy đủ nhằm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư và tăng uy tín trên thị trường.

Còn phía cơ quan quản lý nhà nước cũng nên nỗ lực hết mình để tiếp tục khắc phục những rủi ro, nghiên cứu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm ứng phó với những vấn đề phát sinh trên thực tiễn, chấn chỉnh đối tượng trên thị trường không tuân thủ quy định của pháp luật, để tăng cường quản lý giám sát, đảm bảo tính minh bạch của thị trường.

Đồng thời, chất lượng trái phiếu phải được đảm bảo. Để tạo niềm tin cho nhà đầu tư và giảm thiểu rủi ro phá sản, doanh nghiệp cần có một kế hoạch kinh doanh hiệu quả, có khả năng sinh lời và trả nợ đúng hạn. Cùng với đó, để cung cấp cho nhà đầu tư một thước đo về chất lượng trái phiếu, doanh nghiệp cũng cần có sự đánh giá của các tổ chức tín dụng uy tín.

Doanh nghiệp cần thích ứng với nhu cầu và thị hiếu của nhà đầu tư (điều chỉnh các điều kiện phát hành trái phiếu như kỳ hạn, lãi suất, phương thức trả lãi, quyền chuyển đổi…) để phù hợp với xu hướng thị trường và cạnh tranh với các sản phẩm khác.

Thêm vào đó, doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của các bên liên quan (ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty lưu ký…) để hoàn thành các thủ tục pháp lý, kỹ thuật và quản lý liên quan đến việc phát hành và giao dịch trái phiếu. Để tăng tính thanh khoản của trái phiếu, doanh nghiệp cũng nên tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược, có khả năng góp vốn lớn và ổn định.

Trong thời gian qua, hoạt động của sàn trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam. Sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã được đi vào hoạt động từ ngày nhằm giúp tăng cường minh bạch, an toàn và thanh khoản cho loại hình đầu tư này.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6970609639665399/?