Trần Quỳnh ·
2 năm trước
 1904

Hồ lớn nhất Trung Đông từng bị cho là 'đã chết' nay có dấu hiệu hồi sinh trở lại

Nhiều người đã lo ngại rằng hồ Urmia sẽ biến mất hoàn toàn sau khoảng thời gian cạn trơ muối giữa lòng hồ. Nhưng tuyệt vời thay, điều kì diệu đã xuất hiện,

Nằm ở phía tây bắc của Iran, Urmia là hồ lớn nhất ở vùng Cận Đông và Trung Đông và là một hồ muối khổng lồ. 

Hai thập niên trước, Urmia vẫn là hồ lớn nhất ở Trung Đông và nền kinh tế địa phương phát triển mạnh nhờ du lịch với các khách sạn, nhà hàng. Nhưng hồ Urmia nhanh chóng mất đi sức hút khi giảm tới hơn một nửa diện tích, từ 5.400 km vuông trong thập niên 90 của thế kỷ trước xuống chỉ còn 2.500 km vuông ngày nay. 

Đây là nỗi lo cũng xuất hiện ở nhiều địa điểm khác ở Trung Đông, nơi nước đang dần khan hiếm. Khu vực này trải qua những đợt hạn hán dai dẳng và nhiệt độ cao gây khó khăn cho cuộc sống con người. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu còn gây ảnh hưởng đến quản lý nước.

hồ Urmia cạn

Đáy hồ khô cạn làm trơ ra lớp muối đọng, nguồn gây bụi mặn lẫn theo gió trong các trận bão cát

Một số quốc gia Trung Đông như Iran, Iraq và Jordan đang bơm lượng lớn nước ngầm dành cho tưới tiêu. Ông Charles Iceland tại Viện Tài Nguyên Thế giới (WRI) cho biết những quốc gia này cũng đang tìm cách cải thiện năng lực tự cung tự cấp về thực phẩm nhưng lại đối mặt với tình trạng lượng mưa hàng năm giảm.

Ông nói: “Họ đang sử dụng nhiều hơn lượng nước thu được tự nhiên qua mưa. Và do đó, mực nước ngầm giảm xuống vì bạn khai thác nước ra nhanh hơn lượng được bổ sung từ mưa”. Ông Iceland cho biết: “Lượng mưa giảm và nhu cầu nước tăng cao tại những quốc gia này khiến nhiều sông, hồ và vùng đất ngập nước khô cạn”.

Hồ dần cạn cũng là lúc đất đai trở nên khô cằn hơn. Thảm thực vật chết dần chết mòn, và những khu nghỉ dưỡng ven hồ vốn nhộn nhịp dần trở nên những thị trấn ma. Nhiều người đã lo ngại rằng hồ Urmia sẽ biến mất hoàn toàn.

Không cần mất nhiều thời gian để Daryani và cư dân Urmia nhận ra sự kiện đau lòng này. "Chúng tôi nhận thấy rằng hồ đang dần biến mất. Nó đang cạn kiệt gần như chẳng còn gì sót lại". 

Việc tàn phá hồ Urmia xảy ra trong bối cảnh nước này có chiến tranh, bị áp lệnh trừng phạt và có những giằng xé chính trị nội bộ. Tất cả những yếu tố này dâng tới đỉnh điểm vào thời điểm khiến cho chuyện nỗ lực hồi sinh hồ nước cũng bị chính trị hóa trầm trọng.

Nhưng câu chuyện của hồ Urmia cũng rất đặc biệt theo cách riêng của nó, bởi vì bất chấp tất cả những rối loạn xung quanh, hồ đang một lần nữa có dấu hiệu hồi sinh.

Bằng cách giảm thiểu lượng cây trồng tốn nước, ví dụ như dưa hấu, các quan chức hy vọng rằng sẽ giảm thiểu được lượng nước sử dụng nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực của Iran.

Và với việc cải tạo các mô hình thủy lợi - đặc biệt là tưới nhiều hơn vào ban đêm khi nước ngấm xuống đất được nhiều hơn - họ đã khiến cho cây trồng phát triển tốt hơn trong lúc cần đến ít nước tưới hơn. Kết quả ban đầu đã chứng minh cho điều đó.

hồ Urmia cạn

Đến cuối năm 2020, hồ đã được khôi phục đáng kể, và khách du lịch đã có thể vui vẻ tận hưởng cảnh nước hồ dâng cao trở lại

Vào khoảng năm 2000, Mehdi Mirzaie, cựu chuyên gia về nước của Tổ chức Kế hoạch và Ngân sách chính phủ, đã đồng phụ trách một dự án thí điểm của Hà Lan mà theo ông là đã làm tăng sản lượng 50% cho dân làng trong khi tiết kiệm được 30% nước, chỉ đơn giản bằng cách thay đổi mô hình trồng trọt.

Hồ hiện đang ở dưới mực nước kỳ vọng khoảng 3 mét. vẫn có những bằng chứng cho thấy rằng cái chết của hồ Urmia trước đây có thể đã thúc đẩy sự thức tỉnh trong nhận thức về môi trường.