Điểm danh những dấu hiệu ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn đầu bạn không thể bỏ qua

Ung thư tiền liệt tuyến là căn bệnh nguy hiểm ở nam giới, gây đau đớn, khó khăn khi đi tiểu cũng như suy giảm khả năng sinh lý. Không dừng lại ở đó, khi bệnh tiến triển sang giai đoạn muộn có thể di căn vào xương, hạch bạch huyết và nhiều cơ quan khác, gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, việc nhận biết những dấu hiệu ban đầu của ung thư tiền liệt tuyến là rất quan trọng.

Những dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu cần ghi nhớ Những dấu hiệu ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn đầu Theo GLOBOCAN (Tổ chức Ung thư toàn cầu), mỗi năm có khoảng 350.000 nam giới chết vì ung thư tiền liệt tuyến và khoảng hơn 1 triệu ca mắc mới. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì những con số này còn khá khiêm tốn, năm 2018 chỉ phát hiện 3959 ca mắc mới nhưng lại có tới có 1873 ca tử vong. Nguyên nhân là do ung thư tiền liệt tuyến tại Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mực, người bệnh thường bỏ qua những biểu hiện ban đầu của bệnh, khiến bệnh tiến triển nặng sang giai đoạn di căn xa. Những triệu chứng ban đầu của ung thư tiền liệt tuyến thường rất mờ nhạt, người bệnh hay bỏ qua hoặc nhầm lẫn với một số bệnh lý khác, tiêu biểu là bệnh phì đại tiền liệt tuyến. Một số triệu chứng bạn có thể chú ý bao gồm:

  • Tiểu nhiều hơn, đặc biệt là vào ban đêm
  • Tiểu khó, cần nhiều sức và thời gian để rặn trong mỗi lần đi tiểu
  • Tiểu không hết
  • Đau rát khi đi tiểu
  • Tiểu ra máu
  • Đau lưng, đau hông
  • Khi ung thư tiền liệt tuyến tiến triển sang những giai đoạn muộn, các triệu chứng trên trở nên rầm rộ hơn. Đặc biệt, khi tế bào ung thư di căn sang những bộ phận khác, người bệnh sẽ có thêm những triệu chứng như:

  • Di căn xương: đau xương, xương dễ gãy
  • Khối u chèn ép tủy sống gây yếu liệt hai chi dưới, liệt nửa người…
  • Muộn hơn có thể gặp di căn não, phổi, gan, dạ dày… và gây những triệu chứng trên các cơ quan này
  • Chính vì vậy, khi có bất kỳ một triệu chứng bất thường nào như đã nêu ở trên, cần sớm tới bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng, kết quả siêu âm, chỉ số PSA và sinh thiết tuyến tiền liệt. Nguyên nhân gây ung thư tiền liệt tuyến Ngày nay, nguyên nhân chính xác gây ung thư tiền liệt tuyến vẫn chưa thể xác định được. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:

  • Tuổi tác: tuổi càng cao, hệ miễn dịch của cơ thể càng suy yếu. Khi đó, các tế bào ung thư dễ dàng phát triển mạnh hơn.
  • Di truyền: nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh thì cần chú ý đến những người cao tuổi trong gia đình.
  • Phì đại tiền liệt tuyến: tuyến tiền liệt bị phì đại khiến nước tiểu ứ đọng trong bàng quang, niệu đạo, làm tăng nguy cơ viêm tuyến tiền liệt. Tình trạng viêm kéo dài có thể dẫn tới ung thư.
  • Phì đại tiền liệt tuyến làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

  • Chế độ ăn: những người thừa cân, béo phì , sử dụng chế độ ăn có quá nhiều thịt đỏ, thực phẩm giàu chất béo, đồng thời ít rau xanh, trái cây thì có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến cao hơn những người có chế độ ăn lành mạnh.
  • Những người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất phóng xạ hoặc những người bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam cũng có nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến cao hơn.
  • Thiếu hụt vitamin D: PGS.TS Adam Murphy, chuyên khoa Ung bướu Đại học Northwest cho biết nam giới bị thiếu hụt vitamin D sẽ có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn nam giới có mức vitamin D bình thường.
  • Những yếu tố giúp nam giới giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến Dưới đây là một số thói quen tốt có thể giúp nam giới giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến:

  • Tắm nắng: phương pháp đơn giản nhất giúp bổ sung tới 80% nhu cầu vitamin D của cơ thể. Mỗi ngày chỉ cần tắm nắng từ 20-30 phút là đủ để giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.
  • Tập thể dục: tập luyện thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, giúp kiểm soát cân nặng, qua đó phòng ngừa tất cả các loại ung thư nói chung và ung thư tiền liệt tuyến nói riêng.
  • Giải tỏa căng thẳng, stress bằng những biện pháp đơn giản như tập yoga, thiền định
  • Bổ sung lycopene: lycopene là sắc tố tự nhiên được tìm thấy nhiều trong cà chua đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện chỉ số PSA, phòng ngừa nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.
  • Lycopene trong cà chua giúp giảm PSA, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến

  • Bổ sung vitamin E và selen cũng giúp giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.
  • Cải thiện hiệu quả căn bệnh phì đại tiền liệt tuyến, tránh ứ đọng nước tiểu gây viêm nhiễm kéo dài từ đó giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến. Để kiểm soát phì đại tiền liệt tuyến, nên sử dụng sản phẩm BoniMen của Canada.
  • Ung thư tuyến tiền liệt có nguy hiểm không? Nhìn chung, ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh nguy hiểm với nam giới nếu bệnh đã ở giai đoạn di căn, các phương pháp điều trị khó có thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư nên bệnh có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên nếu người bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bằng các phương pháp hóa trị, xạ trị, phẫu thuật kết hợp với thay đổi trong lối sống thì bệnh có tiên lượng tốt, thời gian sống của người bệnh lâu, thậm chí có thể chữa khỏi. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm thông tin để nhận biết những biểu hiện sớm của ung thư tuyến tiền liệt cũng như xây dựng được một số thói quen tốt giúp giảm nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 1800 1044 (miễn cước) để được giải đáp. Cám ơn các bạn đã đón xem!