Hỏi Đáp Nhanh – Các loại gia vị làm từ thịt hải sản | Lợi ích và cách sử dụng

Gia vị làm từ thịt hải sản là gì vậy? Bạn có biết rằng gia vị có rất nhiều nguồn gốc, nhiều loại khác nhau? Đó là các gia vị có nguồn gốc vô cơ như: đường, muối, bột canh; có loại nguồn gốc thực vật như: ớt, chanh, rau gia vị, có những gia vị được làm từ hải sản, động vật. Trong bài viết này, hãy cùng sieusach tìm hiểu về gia vị làm từ thịt hải sản nhé.

Các loại gia vị làm từ thịt hải sản

Gia vị từ hải sản bao gồm các loại cá biển, động vật thân mềm, động vật da gai, động vật giáp xác. Những loại gia vị này có nguồn gốc từ thịt hải sản có thể kể đến, đó là:

Nước mắm

Đây là loại gia vị được chúng ta sử dụng hàng ngày, là loại gia vị làm từ thịt hải sản mà khó có thể bỏ qua. Nước mắm được dùng trong các món kho, xào, rang hoặc sử dụng làm nước chấm ăn kèm đồ ăn.

Nhiều người thường thích sử dụng nước mắm hơn sử dụng muối, bột canh. Bởi vị nước mắm có hương vị đa dạng hơn. Nhờ quá trình ướp, lên men, nên nước mắm không chỉ mang mùi thơm của hải sản mà còn có vị ngọt, giúp cho món ăn mềm, dậy mùi hơn.

Những loại hải sản làm gia vị nước mắm phổ biến nhất hiện nay là:mắm cá cơm, cá thu, cá đối, cá chẽm, cá ngát. Ngoài ra, còn có một số loài cá biển khác cũng được sử dụng làm nguyên liệu nước mắm như: cá nục, cá trích, cá mực nang, cá nhâm, cá ruội, cá sơn đỏ, cá quẩn,…Trong tất cả các loại nước mắm được bán trên thị trường hiện nay thì nước mắm cá cơm vẫn đang chiếm lĩnh thị trường và được nhiều người sử dụng nhất.

Nước mắm là gia vị dạng lỏng, có màu vàng nâu hoặc nâu đỏ, nước mắm trong, sáng. Trong khi mắm là gia vị đặc hơn, dạng sệt, màu sắc cũng đa dạng hơn so với nước mắm. Các loại mắm phổ biến nhất hiện nay như là mắm tôm, mắm ruốc (tép moi), mắm cua, mắm cáy, mắm tép (mắm tôm chua), mắm rươi, mắm bò hóc, mắm ba khía, mắm nêm…

Mắm tôm

Mắm tôm có màu tím hoặc nâu tím đặc trưng, mùi nồng. Độ đậm đặc của mắm tôm còn phụ thuộc vào tỷ lệ muối, quá trình phơi nắng của cá. Mắm tôm là gia vị thường được chế biến để ăn bún riêu cua, bún đậu, bún thang.

Mắm ruốc

Màu sắc, mùi vị tương đối giống với mắm tôm nhưng không mặn bằng. Mắm ruốc có mùi vị thơm nhẹ, vị tanh vừa phải. Đây là món ăn yêu thích của miền Trung, đặc biệt là những người con xứ Huế. Mắm ruốc thường được sử dụng để xào với thịt hay nấu bún riêu, hoặc pha chế để chấm sống với xoài, lòng lợn.

Mắm cua biển

Mắm cua biển là gia vị làm từ thịt hải sản có giá khá cao vì nguyên liệu chế biến loại mắm này có giá đắt. Mắm cua biển có cách làm khác biệt so với các loại mắm thông thường khác. Cua biển còn sống và để nguyên con khi chế biến mắm. Mắm cua biển chỉ ngâm trong khoảng 10 ngày nên thịt sẽ không bị mềm, bã ra.

Mắm cua biển thường được ăn cùng với cơm nóng, chan với nước dừa, ăn kèm với chuối xanh chát, rau sống, đọt sộp, đọt chùm giuộc, cù nèo, … Mắm cua biển là một trong các loại gia vị ngon, đặc sắc văn hóa của vùng biển. Bạn nên trải nghiệm và thưởng thức qua một lần nhé.

Mắm cáy

Mắm cáy có hương vị đặc trưng được làm từ các loại cua nhỏ sống ở vùng duyên hải đồng bằng Bắc Bộ. Mắm cáy có màu nâu đỏ, thường được dùng để nêm nếm cho canh rau cải, làm sốt chấm gỏi, chấm rau luộc, thịt luộc, dưa chua. Ngoài ra, bạn có thể ăn bún chấm với mắm cáy, thịt luộc, giò chả, rau kinh giới cũng rất ngon miệng.

Mắm nêm

Mắm nêm được ủ từ cá lên men, có thể là để nguyên con hoặc xay nhuyễn, là loại mắm của Đà Nẵng. Thông thường, cá làm mắm nêm loại nhỏ sẽ được để nguyên con, còn loại cá có kích thước lớn hơn sẽ được xay nhuyễn. Mắm nêm có hương thơm nồng đặc trưng, có màu nâu sền sệt.

Nếu bạn đã từng ăn món bánh tráng cuốn tôm thịt, hay bánh xèo nem lụi thì nước chấm của món ăn này chính là mắm nêm. Ngoài ra, mắm nêm cũng được ăn cùng với thịt lợn quay, đậu hũ.

Gia vị có chứa tinh dầu

Gia vị có chứa tinh dầu là loại gia vị có thành phần dịch lỏng được chiết xuất hoặc lấy từ thực động vật. Trong đó gia vị làm từ thịt hải sản có chứa tinh dầu có nguồn gốc động vật đó là tinh dầu cà cuống, dầu hào, mỡ động vật.

Tinh dầu cà cuống

Nguyên liệu của loại gia vị này được lấy từ con cà cuống, chuyên dùng để chế biến nước mắm cà cuống. Tinh dầu cà cuống có mùi thơm đặc trưng, chỉ cần cho 1-2 giọt vào nước mắm sẽ dậy lên mùi thơm ngậy.

Ngày nay tinh dầu cà cuống rất hiếm vì số lượng cà cuống đang bị giảm thiểu do lượng thuốc trừ sâu, chất hóa học quá nhiều.

Dầu hào

Dầu hào được chế biến từ con hàu biển. Dầu hào có mùi vị đặc trưng, hơi két, màu nâu. Ngày nay, dầu hào được sử dụng làm gia vị chế biến các món ăn từ kho, xào đến nấu. Bên cạnh đó, dầu hào cũng được sử dụng để pha nước xốt, nước chấm trong một số món ăn.

Thịt động vật

Gia vị làm từ thịt hải sản như tôm khô, mực khô, sá sùng…dễ thấy nhất đó là tôm khô được giã nhuyễn để nêm vào trong các món canh giúp nước canh có vị ngọt đậm đà hơn.

Lợi ích và cách sử dụng của gia vị làm từ thịt hải sản

Sau khi đã tìm hiểu về các gia vị nào làm từ thịt hải sản, chắc chắn bạn không nên bỏ qua những lợi ích mà có thể bạn chưa biết về loại gia vị này.

  • Gia vị từ hải sản có thành phần chính: protein, glucid, lipid, chất béo, vitamin và khoáng chất. Khi sử dụng gia vị ở một lượng vừa phải thì gia vị có thể bổ sung dưỡng chất cho cơ thể rất tốt.
  • So với các loại gia vị vô cơ, thì gia vị làm từ thịt hải sản có giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều.
  • Gia vị hải sản có tính ứng dụng đa dạng, nhất là trong nấu nướng, có thể sử dụng cho các món xào, chiên, canh, kho, ướp hoặc làm nước sốt chấm.

Ngoài ra, trong khi sử dụng gia vị từ hải sản, bạn nên lưu ý, sử dụng một lượng vừa đủ vì gia vị làm từ hải sản thường được ướp lượng muối lớn. Tránh sử dụng gia vị quá nhiều, liên tục sẽ không tốt cho sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về gia vị làm từ thịt hải sản, lợi ích và cách sử dụng các loại gia vị này đúng cách. Mong rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn có được những bữa ăn ngon miệng hơn.