Hỏi Đáp Nhanh – Khởi ngữ là gì vậy? Tác dụng, phân loại và dấu hiệu nhận biết khởi ngữ trong câu

Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ trong câu nhằm mục đích nêu khái quát về đề tài, nội dung được nhắc tới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu khởi ngữ là gì, đặc điểm và tác dụng của khởi ngữ trong câu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Khởi ngữ là gì vậy?

Chúng ta đã được học khởi ngữ ở sgk môn văn lớp 9. Theo đó, khởi ngữ là một thành phần trong câu, thuộc thành phần phụ có ý nghĩa và tác dụng là giúp khởi ý, nêu nên các vấn đề khởi nguồn cho một câu, cho một nội dung câu sắp được nói tới.

Trong câu, ngoài các thành phần chính là chủ ngữ hoặc vị ngữ thì những phần khác, không sắp xếp đúng chuẩn thì đó có thể nó là khởi ngữ.

Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ thường có thể có thêm các quan hệ từ: về, đối với, còn, với,…

Để hiểu rõ hơn về khởi ngữ, hãy theo dõi ví dụ sau: Về các môn tự nhiên Toán, Lý, Hóa… tôi luôn là người đứng đầu trong lớp.

Chủ ngữ trong câu này là tôi, còn cụm từ về các môn tự nhiên Toán, Lý, Hóa chính là thành phần khởi ngữ trong câu.

Tác dụng của khởi ngữ trong câu

  • Khởi ngữ có 2 tác dụng chính là nhấn mạnh và nêu chủ đề của sự tình.
  • Khởi ngữ giúp bắt đầu câu chuyện một cách nhẹ nhàng, không vội vã vào luôn vấn đề, giúp người nghe chuẩn bị tư thế sẵn sàng đón nhận vấn đề hoặc sự việc nào đó mà người nói muốn thể hiện.
  • Khởi ngữ còn giúp câu văn thể hiện rõ ý muốn thể hiện, có liên hệ mật thiết với thành phần chính của câu và tạo sự nổi bật cho ý nghĩa của câu. Nghe câu văn có thành phần khởi ngữ sẽ thấy mượt và hay hơn các câu chỉ có thành phần chính.

Ví dụ: Với những gì thuộc về em, tôi luôn luôn trân trọng nó.

“Tôi luôn trân trọng những điều thuộc về em” câu này sẽ đem đến cho bạn ngữ điệu nhẹ nhàng, hấp dẫn hơn nhưng ý nghĩa vẫn giữ nguyên. 

Phân loại khởi ngữ

Khởi ngữ được chia làm 2 loại:

  • Khởi ngữ không đảm nhiệm chức năng cú pháp cụ thể

Trường hợp khởi ngữ không xác định đảm nhiệm một chức năng cụ thể thì khởi ngữ có tác dụng chính là nêu chủ đề của sự tình và ý nghĩa nhấn mạnh chỉ là phụ.

  • Khởi ngữ đảm nhiệm chức năng cú pháp cụ thể trong câu đi sau

Trường hợp khởi ngữ xác định đảm  nhiệm chức năng cú pháp nào đó trong câu đi sau thì nó có tác dụng chủ yếu là ý nghĩa nhấn mạnh, còn ý nghĩa nên chủ đề sự tình chỉ là phụ.

Khởi ngữ khi đảm nhiệm chức năng ngữ pháp trong câu nhấn mạnh bộ phận nào đó của câu đi sau để thể hiện các ý nghĩa chính sâu xa. Tức là khi đó khởi ngữ sẽ giữ chức năng cú pháp tương ứng như vị ngữ, chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ.

Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ

Khởi ngữ có một số dấu hiệu nhận biết riêng mà dựa vào điều này chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc xác định khởi ngữ. Các dấu hiệu nhận biết đó là: 

  • Trước câu khởi ngữ luôn có quan hệ từ.
  • Trước khởi ngữ là một số từ đặc trưng như: về, với, còn, đối với,…

Nhận biết khởi ngữ và các thành phần biệt lập

Chúng ta thường nhầm lẫn giữa khởi ngữ và thành phần biệt lập trong câu. Cách để phân biệt khởi ngữ với các thành phần biệt lập như sau:

Thành phần biệt lập: Đây là những từ không liên quan đến các thành phần chính trong câu, không ảnh hưởng đến nghĩa của câu vì nó không nằm trong cấu trúc câu. Nó diễn tả thái độ, cách đánh giá của người nói đối với các việc được nói đến trong câu.

Thành phần này thường được nhận biết bởi những từ thể hiện thái độ, cảm xúc như: hỡi ơi, trời ơi,…; từ để gọi như: dạ, vâng; từ thể hiện sự nhận định: chắc chắn, này,…; từ gắn với ý kiến: theo tôi, theo ý tôi,…

Ví dụ: Theo tôi, bài này chúng ta nên giải theo phương pháp này

=> Theo tôi là thành phần biệt lập trong câu, dù bỏ thành phần này câu vẫn sẽ có nghĩa.

Khởi ngữ: Khởi ngữ thường đứng riêng biệt nhưng nó có quan hệ với các thành phần của câu. Nếu như là quan hệ trực tiếp thì yếu tố khởi ngữ sẽ được lặp lại nguyên, hoặc chỉ là một từ dùng để thay thế. Nếu là quan hệ gián tiếp thì yếu tố khởi ngữ này chỉ được nhắc lại một phần.

Những từ là dấu hiệu cho ta nhận biết khởi ngữ đó là: về, đối với, điều này,..

Ví dụ: Về chương trình TV này, tôi đã xem rồi.

=> Khởi ngữ trong câu là về chương trình TV này. Nếu như bỏ thành phần khởi ngữ, câu chỉ còn tôi đã xem rồi. 

Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về khởi ngữ là gì, công dụng và cách nhận biết khởi ngữ trong câu. Đừng quên theo dõi vngreen.vn/thuthuathoidap để cập nhật thêm nhiều thông tin khác nhé!