Phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Xạ trị là một trong những phương án điều trị ung thư tuyến tiền liệt với những ưu điểm nhất định. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!

Phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt Sơ lược về bệnh ung thư tuyến tiền liệt và phương pháp xạ trị Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh mà có sự phát triển bất thường, mất kiểm soát của các tế bào tuyến tiền liệt, từ đó hình thành khối u ác tính. Trong đó, tuyến tiền liệt là 1 tuyến nhỏ chỉ có ở nam giới, nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh đoạn đầu của niệu đạo. Khi phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp, bệnh có khả năng được điều trị khỏi và bệnh nhân sống thêm được nhiều năm. Trong khi đó, nếu phát hiện muộn và không điều trị, khối u sẽ phát triển nhanh chóng và dẫn đến tử vong. Thống kê cho thấy, năm 2018 tại Việt Nam tuy chỉ có 3959 ca mắc mới nhưng lại có đến 1873 ca tử vong vì căn bệnh này. Xạ trị là một trong các biện pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Phương pháp này sử dụng các hạt phóng xạ có thể phá vỡ DNA bên trong các tế bào ung thư, từ đó ngăn chặn sự nhân lên của các tế bào này hoặc tiêu diệt chúng. Đối với ung thư tuyến tiền liệt, xạ trị mang lại hiệu quả cao trong điều trị, nâng cao khả năng sống sót cho người bệnh và làm giảm triệu chứng. Phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệtTrong điều trị ung thư tuyến tiền liệt, có hai loại xạ trị là xạ trị ngoài và xạ trị áp sát.Xạ trị bên ngoài Xạ trị bên ngoài là phương pháp mà tia xạ đến từ 1 nguồn xa (bên ngoài cơ thể) để nhắm đến vị trí khối u của tuyến tiền liệt. Quy trình xạ trị tiến hành như sau: Người bệnh sẽ nằm cố định trên bàn xạ. Máy xạ sẽ di chuyển xung quanh vị trí người bệnh. Một số máy xạ hiện đại, máy sẽ cùng lúc phát tia trong lúc đang di chuyển để tối ưu hóa sự phân bố liều, và tiết kiệm thời gian bệnh nhân điều trị. Phương pháp xạ trị ngoài cần chia thành nhiều đợt, vì cơ thể chỉ có thể chịu đựng được một lượng nhỏ phóng xạ ở tại một thời điểm. Sau mỗi lần xạ trị, cơ thể cần có một thời gian nhất định để phục hồi. Khi sức khỏe được cải thiện đủ để chịu đựng được tác động của tia xạ thì người bệnh sẽ được thực hiện các lần tiếp theo. Trong các phương pháp xạ trị bên ngoài thì xạ trị điều biến liều (IMRT) là kỹ thuật tiên tiến cho phép đảm bảo đủ liều để điều trị tại khối u đồng thời giảm liều cho tổ chức lành. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp kiểm soát hiệu quả khối u và giảm tác dụng phụ cho bệnh nhân.

Phương pháp xạ trị bên ngoài Xạ trị áp sátXạ trị áp sát là phương pháp mà nguồn phóng xạ được đặt bên trong cơ thể, đưa xuyên qua mô vào tận trong tuyến tiền liệt, áp sát khối u. Sau đó tia phóng xạ các chất như iodine và palladium được chiếu thẳng vào khối u.Tùy vào loại khối u, giai đoạn và khả năng tiếp cận, người bệnh sẽ được xạ trị áp sát liều cao hoặc liều thấp, việc cấy ghép có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn.

  • Với phương pháp xạ trị áp sát tạm thời, các nguồn phóng xạ được chèn vào khối u trong thời gian ngắn (có thể dao động từ một vài phút đến 2 ngày), sau đó loại bỏ vào cuối mỗi đợt điều trị.
  • Phương pháp điều trị vĩnh viễn, hạt phóng xạ có kích thước nhỏ bằng một hạt gạo được cấy vào gần khối u để phân rã dần. Khi hạt phân rã, một lượng nhỏ phóng xạ sẽ được giải phóng trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Phương pháp này được dùng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt với khối u có kích thước nhỏ.
  • Xạ trị áp sát trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt Các phương pháp khác trong điều trị ung thư tuyến tiền liệtNgoài xạ trị, có nhiều phương pháp khác được áp dụng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt như:

  • Phẫu thuật
  • Điều trị nội tiết
  • Hóa trị
  • Phương pháp miễn dịch.
  • Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt dựa trên các yếu tố như:

  • Dự kiến tuổi thọ (life expectancy) của người bệnh.
  • Nồng độ PSA: PSA là một kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt được tiết ra từ các tế bào biểu mô của tuyến này, được dùng trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.
  • Giai đoạn bệnh: Ung thư tuyến tiền liệt được chia làm 4 giai đoạn từ 1 đến 4.
  • Điểm Gleason: Dựa trên số lượng tế bào trong mô ung thư trông giống với mô tuyến tiền liệt bình thường dưới kính hiển vi, bác sĩ sẽ chia độ ung thư tuyến tiền liệt bằng cách sử dụng các số từ 1 đến 5. Và nó được gọi là hệ thống Gleason.
  • Căn cứ vào các yếu tố này mà bệnh nhân sẽ được chia thành nhóm theo yếu tố nguy cơ rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao, di căn. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Những tác dụng phụ của xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệtKhi tiến hành xạ trị, người bệnh có thể phải đối mặt với những nguy cơ sau đây:

  • Các tế bào lành bị tổn thương gây mệt mỏi, uể oải, mất sức.
  • Mắc bệnh về viêm ruột thừa, viêm trực tràng.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo: Đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu rắt, tiểu buốt thậm chí tiểu ra máu.
  • Chán ăn, có thể có kèm theo tình trạng thiếu máu, thiếu ngủ và trầm cảm,… sau khi xạ trị.
  • Thay đổi trên da: Da bị ngứa, khô, phát ban, phồng rộp, sẫm màu, nứt,…
  • Rối loạn cương dương.
  • Người bệnh bị mệt mỏi sau xạ trị ung thư tuyến tiền liệt Chăm sóc bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt khi phải làm xạ trịNgười bệnh ung thư tuyến tiền liệt cần được chăm sóc cẩn thận cả trước, trong và sau khi điều trị.

  • Trước khi xạ trị: Động viên tinh thần để bệnh nhân chuẩn bị tốt về tâm lý, tránh căng thẳng, sợ hãi. Người bệnh cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường thể lực nhằm chống chọi tốt trước các tác động từ tia xạ.
  • Trong thời gian xạ trị:
  • Nếu người bệnh xuất hiện các biểu hiện như kém ăn, xuất huyết, đau… thì cần báo cho bác sĩ để điều chỉnh phương pháp điều trị và liều lượng thuốc, có thể cho bệnh nhân sử dụng vitamin B, thuốc an thần.
  • Người chăm sóc bệnh nhân ung thư cần giúp bệnh nhân được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước.
  • Sau khi xạ trị:
  • Phần da sau khi bị chiếu xạ cần được chăm sóc sạch sẽ, hạn chế tối đa cọ sát nếu không sẽ xảy ra tình trạng loét sau khi xạ trị.
  • Bệnh nhân cần được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, hồi phục sức khỏe cho những đợt xạ trị tiếp theo.
  • Người bệnh nên ăn thức ăn mềm, dễ hấp thu, tránh thực phẩm cay nóng, đặc biệt là đồ kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Như vậy, xạ trị giúp điều trị ung thư nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ. Nếu là người nhà bệnh nhân, bạn hãy luôn ở bên để chăm sóc và động viên họ vượt qua những lần điều trị khó khăn này. Nếu là người bệnh, bạn hãy kiên cường để chiến đấu, từ đó đẩy lùi bệnh tật và sớm khỏe mạnh trở lại.