Ung thư dạ dày – Triệu chứng, cách phát hiện và phòng ngừa, bất kỳ ai cũng cần biết

Ung thư dạ dày là căn bệnh ác tính phổ biến trên toàn thế giới, có thể gặp ở cả nam và nữ. Trong đó, nam giới có tỷ lệ mắc cao gấp đôi nữ giới ở cùng độ tuổi. Với những triệu chứng không khác biệt nhiều so với các bệnh tiêu hóa khác, ung thư dạ dày thực sự trở thành một mối lo ngại lớn, bởi rất nhiều người khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các triệu chứng, cách nhận biết và phòng ngừa ung thư dạ dày nhé!

Ung thư dạ dày – Triệu chứng, cách phát hiện và phòng ngừa bất kỳ ai cũng cần biết

Những triệu chứng của ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh xảy ra khi các tế bào bình thường của dạ dày bất ngờ thay đổi cấu trúc, bị đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát. Chúng thoát khỏi sự điều khiển của cơ thể và phân chia liên tục, tạo thành những khối u bên trong dạ dày.

Theo thời gian, các khối u này bắt đầu xâm lấn các mô ở gần, rồi đến các vị trí xung quanh. Cuối cùng, chúng đi qua hệ thống bạch huyết và di căn bất kỳ đâu trong cơ thể.

Ung thư dạ dày phát triển qua 5 giai đoạn với mức độ nặng dần theo mức độ xâm lấn của khối u. Ở những giai đoạn đầu, khi tế bào ung thư mới xuất hiện ở lớp niêm mạc dạ dày và chưa gây nhiều tổn thương, các triệu chứng thường rất khó nhận biết. Người bệnh có thể chỉ gặp một số vấn đề như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, đau âm ỉ không theo chu kỳ.

Khi khối u ăn sâu vào thành dạ dày và trở nên lớn hơn, các triệu chứng rõ ràng hơn mới bắt đầu xuất hiện. Chúng có thể kể đến như:

  • Đau bụng: Cơn đau dai dẳng, kéo dài liên tục ở vùng thượng vị (phía trên rốn). Người bệnh đau cả trước và sau khi ăn, kèm theo cảm giác căng chướng, đầy hơi rất khó chịu. Đau có thể trở nên dữ dội và không giảm đi kể cả khi dùng thuốc giảm đau.
  • Buồn nôn và nôn: Khối u chèn ép lên dạ dày, gây hiện tượng trào ngược, ợ chua, buồn nôn và nôn, khiến người bệnh chán ăn, thậm chí là sợ ăn.
  • Đi ngoài phân đen và nôn ra máu: Tình trạng xuất huyết tiêu hóa do tổn thương và viêm loét khiến người bệnh đi ngoài có phân màu đen. Ngoài ra, xuất huyết còn khiến cho người bệnh có thể nôn ra máu. Điều này sẽ khiến người bệnh bị thiếu máu.
  • Nuốt nghẹn: Tình trạng này xảy ra khi khối u nằm ở đoạn nối tâm vị và thực quản.
  • Sụt cân nhiều trong thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân, kèm theo việc luôn cảm thấy mệt mỏi.

  • Nội soi dạ dày bằng ống soi mềm: Nội soi ống soi mềm kết hợp với sinh thiết là biện pháp quan trọng trong chẩn đoán ung thư dạ dày. Nội soi cho biết vị trí và tính chất của khối u. Độ chính xác của nội soi trên 95% với những trường hợp ung thư tiến triển. Sinh thiết qua nội soi từ 6 – 8 mảnh cho kết quả chẩn đoán đúng trên 95%. Các phương pháp hiện đại như nội soi phóng đại, nội soi ánh sáng xanh, nội soi kết hợp với phương pháp nhuộm màu để chỉ điểm vùng bấm sinh thiết,… cho độ chính xác cao, phát hiện các tổn thương còn rất nhỏ, giúp cho chẩn đoán sớm ung thư dạ dày.
  • Siêu âm qua thành bụng và siêu âm nội soi giúp đánh giá tổn thương của dạ dày và tình trạng di căn hạch, phát hiện các tổn thương thứ phát, dịch ổ bụng,… Kỹ thuật siêu âm kết hợp nội soi tiêu hoá và siêu âm có đầu dò tần số cao giúp xác định chính xác mức độ xâm lấn của u nguyên phát qua các lớp của thành dạ dày và tổ chức xung quanh, kể cả với khối u ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, trong trường hợp di căn hạch lân cận, di căn xa thành dạ dày thì phương pháp này có phần hạn chế.
  • Chụp PET/CT có giá trị trong phát hiện các tổn thương nguyên phát tại dạ dày, tổn thương xâm lấn, di căn hạch, di căn xa tới các tạng xa, di căn xương. Chỉ định của PET/CT là đánh giá giai đoạn bệnh, phát hiện tái phát, di căn, đánh giá đáp ứng sau điều trị.
  • Các chất chỉ điểm ung thư: Kháng nguyên ung thư bào thai CEA tăng trong khoảng 33% trong số ung thư dạ dày. Nếu kết hợp với các chất chỉ điểm khác như CA19-9 và CA72-4, thì sẽ giúp đánh giá sau điều trị và tiên lượng bệnh.

Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về triệu chứng và cách nhận biết ung thư dạ dày, cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!