Ung thư tuyến tiền liệt: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Kết quả của GLOBOCAN 2018 (một dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế) cho thấy, tại Việt Nam năm 2018 tuy chỉ phát hiện 3959 ca mắc mới, nhưng có tới 1873 ca tử vong do ung thư tuyến tiền liệt. Nguyên nhân được chỉ ra đó là người bệnh chưa có nhận thức đúng về căn bệnh này, không tầm soát ung thư sớm và không được điều trị kịp thời. Còn khi bạn đọc bài viết này có nghĩa là bạn đang trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất về căn bệnh này, từ đó có phương phòng ngừa kịp thời hoặc điều trị hiệu quả (nếu đã mắc). Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Ung thư tuyến tiền liệt là gì vậy? Ung thư tuyến tiền liệt là gì vậy? Tuyến tiền liệt (nhiếp lộ tuyến) là 1 tuyến nhỏ nằm ở dưới bàng quang, bao quanh đoạn đầu niệu đạo và chỉ có ở nam giới. Cơ quan này giữ vai trò tiết ra một chất dịch được hòa với tinh dịch nhằm giúp cho tinh trùng hoạt động thuận lợi, tạo điều kiện tốt cho quá trình thụ thai. Có 3 bệnh lý thường gặp ở cơ quan này đó là phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Trong đó, ung thư tuyến tiền liệt nghiêm trọng nhất, nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả sẽ khiến người bệnh tử vong.

Vị trí tuyến tiền liệt Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh mà có sự phát triển bất thường, mất kiểm soát của các tế bào tuyến tiền liệt, từ đó hình thành khối u ác tính. Khối u ở cơ quan này có thể di căn sang các vùng khác đặc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết, khiến người bệnh bị đau đớn, gặp khó khăn khi đi tiểu và rối loạn tình dục. Ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển rất chậm, ở giai đoạn đầu đa số sẽ không có biểu hiện triệu chứng. Vì vậy, tỷ lệ cao các trường hợp bị ung thư tuyến tiền liệt chỉ phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn muộn với những biểu hiện rõ ràng. Trong trường hợp phát hiện sớm, người bệnh có khả năng được điều trị với hiệu quả cao và sống được nhiều năm. Còn nếu phát hiện muộn, khối u sẽ phát triển nhanh chóng và dễ gây tử vong. Dấu hiệu ung thư tiền liệt tuyến Như đã trình bày ở trên, ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến tiền liệt thường không có dấu hiệu rõ ràng. Còn khi thấy mình có những triệu chứng sau đây thì bạn nên đi khám sớm:

  • Gặp các rối loạn tiểu tiện:
  • Gặp khó khăn khi đi tiểu: Người bệnh có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được hoặc bị tiểu ngắt quãng, nghĩa là đang đi thì dòng tiểu bị dừng lại đột ngột.
  • Đi tiểu nhiều cả ban ngày và ban đêm: Tuyến tiền liệt nằm dưới bàng quang, nếu xuất hiện khối u và chèn ép vào bàng quang thì sẽ gây hiện tượng kích thích, khiến người bệnh buồn đi tiểu nhiều lần.
  • Đi tiểu bị đau: Khối u chèn ép vào niệu đạo khiến người bệnh bị đau mỗi khi đi tiểu. Triệu chứng này cần phân biệt với người bị viêm tuyến tiền liệt.
  • Tiểu ra máu: Đôi khi chỉ là 1 vệt hồng nhạt trong nước tiểu cũng có thể là triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, không thể dựa vào biểu hiện này mà khẳng định mình có mắc bệnh hay không bởi cũng có nguyên nhân khác gây tiểu ra máu, điển hình là viêm đường tiết niệu.
  • Rối loạn cương dương: Người bệnh khó duy trì sự cương cứng do khối u trong tuyến tiền liệt có thể làm cản trở dòng máu đến dương vật (yếu tố quan trọng để tạo nên và duy trì sự cương cứng).
  • Có máu trong tinh dịch: Lượng máu thường rất ít, chỉ đủ làm cho tinh dịch có màu hơi hồng hoặc có vệt máu.
  • Đau ở lưng, hông, vùng xương chậu, đùi trên thường xuyên.
  • Đau lưng là một trong những dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt Vì ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến tiền liệt không có biểu hiện triệu chứng nên nam giới cần chú ý kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ, đặc biệt là với đối tượng có nguy cơ cao như nam giới ngoài 50 tuổi. Đặc biệt, khi có những dấu hiệu kể trên, người bệnh cần đi khám sớm. Bệnh được chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng, kết quả siêu âm và sinh thiết tuyến tiền liệt, và chỉ số PSA (chỉ số kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt). Các phương pháp điều trị ung thư tiền liệt tuyến Phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của người mắc mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng người. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt như:

  • Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt được áp dụng khi khối u mới hình thành và phát triển ở giai đoạn đầu, chưa có di căn. Tùy vào tình trạng của từng người mà bác sĩ có thể phẫu thuật hở hoặc mổ nội soi.
  • Xạ trị: Phương pháp này rất hiệu quả và chỉ định cho mọi giai đoạn bệnh, nó có cơ chế sử dụng các tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Đốt tuyến tiền liệt với siêu âm hội tụ (HIFU): Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm (đặt trong trực tràng) để phá hủy tế bào ung thư bằng nhiệt. Phương pháp này thích hợp với bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt phát hiện sớm, không muốn chấp nhận các nguy cơ của biến chứng khi phẫu thuật hoặc xạ trị. Tuy nhiên, không phải vậy mà bạn có thể nghĩ rằng phương pháp này an toàn, bới nó cũng gây ra các biến chứng như hẹp niệu đạo, hẹp cổ bàng quang….
  • Điều trị nội tiết: Phương pháp này sẽ áp dụng các biện pháp làm giảm các nội tiết tố nam (các Androgen, trong đó chủ yếu là Testosterone ) để giảm tiến triển của bệnh. Bác sĩ có thể làm phẫu thuật cắt tinh hoàn hoặc cho bệnh nhân sử dụng thuốc nội tiết.
  • Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt Làm thế nào để phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến? Thật may mắn nếu bạn đi khám và chưa phát hiện ra khối u trong tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh này (nam giới trên 50 tuổi, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, môi trường làm việc tiếp xúc với hóa chất, chế độ dinh dưỡng (ăn nhiều thịt đỏ, ăn ít rau), bèo phì, hút thuốc…) và/hoặc có chỉ số PSA cao thì cần có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả như sau:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, trong thực đơn hàng ngày cần đảm bảo có đủ lượng protein, glucid, lipid, chất khoáng, vitamin và các chất dinh dưỡng khác.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Bổ sung đủ lượng vitamin D bằng cách phơi nắng đúng cách hàng ngày.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Hạn chế bia, rượu, thuốc lá.
  • Giữ trọng lượng ở mức cân đối, tránh béo phì.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu lycopen như cà chua và các loại rau quả có màu đỏ khác. Hoặc bạn cũng có thể bổ sung chất này từ các loại viên uống có chứa lycopen. Nghiên cứu cho thấy, người có nồng độ lycopene cao có nguy cơ mắc ung tuyến tiền liệt thấp hơn với những người có nồng độ thấp.
  • Hy vọng đến đây bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích về bệnh phì đại tuyến tiền liệt, từ đó nắm được phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh này. Nếu có băn khoăn gì khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 trong giờ hành chính để được giải đáp. Chúc bạn sức khỏe!