Hãy bảo vệ bản thân và gia đình trước căn bệnh ác tính mang tên bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu được ghi nhận là căn bệnh xếp thứ 7 về số ca mắc trong các loại ung thư thường gặp ở Việt Nam vào năm 2018. Trong đó nam giới có tỷ lệ mắc là khoảng 7,1% và 5,7% ở nữ giới. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không được sớm phát hiện và điều trị. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về bệnh bạch cầu để cùng có thêm những kiến thức cần thiết giúp bảo vệ bản thân và gia đình trước căn bệnh này.

Bệnh bạch cầu là gì vậy? Bệnh bạch cầu là gì vậy? Khi nhắc tới bệnh bạch cầu, có thể còn khá xa lạ với nhiều người. Nhưng nếu nhắc tới ung thư máu hoặc bệnh máu trắng thì có lẽ những tên gọi này có phần quen thuộc hơn. Bệnh bạch cầu (leukemia) hay còn gọi là bệnh máu trắng là một nhóm bệnh lý thuộc ung thư máu có đặc tính là sự tăng sinh quá mức của các loại tế bào bạch cầu non. Bình thường trong cơ thể, tủy xương là cơ quan đảm nhiệm vai trò sản xuất các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Các tế bào bạch cầu ban đầu được tạo ra là các tế bào bạch cầu non, sau đó chúng sẽ được biệt hóa thành nhiều dòng bạch cầu khác nhau và giữ những vai trò riêng. Tuy nhiên ở bệnh bạch cầu, các tế bào non này gần như không biệt hóa mà phát triển mất kiểm soát, không có chức năng như những tế bào bạch cầu bình thường. Nhận biết những dấu hiệu của bệnh bạch cầuTriệu chứng thiếu máu Thiếu máu là tình trạng xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lượng hồng cầu cung cấp cho cơ thể. Khi phát bệnh bạch cầu, các tế bào hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu bình thường không có chỗ trú ngụ và không có điều kiện được tủy xương sản xuất. Chính vì vậy, người bệnh có những triệu chứng của hội chứng thiếu máu như:

  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Da nhợt nhạt
  • Đau ngực
  • Triệu chứng tan máu Do tiểu cầu bị lấn án, không được sản xuất đầy đủ. Người bệnh có những biểu hiện xuất huyết dưới da (chấm, nốt, đám, mảng), niêm mạc (củng mạc mắt, mũi, lợi), nội tạng (xuất huyết tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp).Hội chứng nhiễm khuẩn Bình thường, các dòng tế bào bạch cầu chính là những yếu tố bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây viêm nhiễm như vi khuẩn, virus. Tuy nhiên ở người bệnh bạch cầu, bạch cầu bình thường bị thay thế bởi bạch cầu non không có chức năng chống nhiễm khuẩn. Do vậy, người bệnh bạch cầu dễ xuất hiện các biểu hiện của hội chứng nhiễm khuẩn như: sốt, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm khuẩn máu…Một số biểu hiện khác Một số triệu chứng khác của bệnh bạch cầu có thể xuất hiện trên các cơ quan như:

  • Da, niêm mạc: các mảng thâm nhiễm ở da, thâm tím, vết loét, hoại tử miệng hoặc họng.
  • Thần kinh trung ương: đau nửa đầu, liệt dây thần kinh sọ não.
  • Gan, lách to. Hạch to ở các vùng ổ bụng, hạch bạch huyết sưng.
  • Lách to là triệu chứng nghi ngờ bệnh bạch cầu

  • Thận to, có thể gây suy thận.
  • Xương khớp: đau dọc xương dài, viêm khớp.
  • Một số loại bệnh bạch cầu phổ biếnPhân loại dựa trên tốc độ tiến triển của bệnh

  • Bệnh bạch cầu cấp tính: các tế bào bạch cầu non phát triển và tăng sinh ồ ạt, lấn át hoàn toàn hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu bình thường, thậm chí chiếm hết tủy xương. Do đó, người bệnh có các triệu chứng rầm rộ, nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao.
  • Bệnh bạch cầu mãn tính: các tế bào bạch cầu non phát triển và tích lũy từ từ, do đó triệu chứng của bệnh trong những giai đoạn đầu có phần mờ nhạt. Người bệnh có thể nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường như cúm, sốt thông thường, viêm đường hô hấp trên
  • Phân loại dựa trên loại tế bào bạch cầu bị tổn thương

  • Bệnh bạch cầu cấp dòng nguyên bào lympho (ALL): đây là loại bệnh bạch cầu phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng đôi khi cũng có thể xuất hiện ở người lớn.
  • Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML): đây là dạng bệnh bạch cầu phổ biến nhất, chiếm tới 33% trong số các loại bệnh bạch cầu. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em.
  • Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho (CLL): cũng chiếm khoảng 33% trên tổng số các loại bệnh bạch cầu.
  • Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML): chiếm khoảng 15% tổng số các loại bệnh bạch cầu. Bệnh này xuất hiện phần lớn ở người trưởng thành.
  • Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu Nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý nói chung vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ xuất hiện bệnh bạch cầu như sau:

  • Đã từng điều trị ung thư: những người bệnh ung thư đã từng trải qua điều trị hóa trị và xạ trị có khả năng xuất hiện thêm bệnh bạch cầu.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại như benzen trong xăng dầu.
  • Tiếp xúc thường xuyên với chất độc từ xăng dầu làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu

  • Chất độc từ khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
  • Rối loạn di truyền: một số rối loạn di truyền như bệnh Down có thể liên quan đến tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu.
  • Tiền sử gia đình: gia đình có người đã mắc bệnh bạch cầu thì những thế hệ sau có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Chính vì vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh, mỗi người chỉ cần hạn chế tối đa tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Điều trị bệnh bạch cầu Khác với các loại ung thư khác, bệnh bạch cầu không phát triển các khối u ác tính nên người bệnh không cần điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Các phương pháp điều trị phổ biến của bệnh bạch cầu bao gồm: hóa trị, xạ trị, thuốc miễn dịch điều trị ung thư, thuốc hướng đích, ghép tế bào gốc tạo máu. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào tuổi của người bệnh, thể bệnh và giai đoạn bệnh. Hiện nay, phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu đã được chứng minh là có thể giúp 60% người bệnh ung thư máu sống được thêm tối thiểu 05 năm.Để tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này, xin mời các bạn theo dõi bài viết: 60% người bệnh ung thư máu sống được trên 5 năm nhờ ghép tế bào gốc tạo máu”. Như vậy, bệnh bạch cầu tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh, phát hiện và điều trị kịp thời cho bản thân và gia đình nếu nhận biết được những dấu hiệu sớm của bệnh. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 1800 1044 (miễn cước) để được giải đáp!