Lan Anh ·
2 năm trước
 1864

Bạn có biết: Hơn 1 triệu tấn thức ăn lãng phí trong khi có 900 triệu người trên thế giới thiếu ăn mỗi năm?

Hơn 1 triệu tấn thức ăn lãng phí trong khi có 900 triệu người trên thế giới thiếu ăn mỗi năm. Tuy nhiên chuyện lãng phí thực phẩm cũng nên xem xét trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Bởi vấn đề lãng phí thực phẩm còn gây tác động tiêu cực đến nỗ lực giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (LHQ), hơn 900 triệu người trên thế giới không có đủ ăn. Thế nhưng theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc, thế giới đang lãng phí gần một tỉ tấn thực phẩm mỗi năm, cao gấp đôi so với những ước tính trước đó.

lãng phí thức ăn

Hơn 900 triệu người trên thế giới không có đủ ăn (Hình ảnh minh họa)

Trung bình mỗi thành viên trong một hộ gia đình thải ra 74 kg thực phẩm mỗi năm, đây là thực trạng mà cả nước giàu và nước nghèo đều phải đối diện. Báo cáo của LHQ cũng bao gồm dữ liệu về rác thải thực phẩm trong các nhà hàng và cửa hàng, chiếm 17% tổng số thực phẩm bị thải bỏ.

Ngoài ra, có một số thực phẩm bị thất thoát trong các trang trại và cả trong chuỗi cung ứng, nghĩa là có một phần ba trong tổng số thực phẩm không bao giờ được ăn.

Lãng phí thực phẩm nên được xem xét không chỉ liên quan đến nạn đói trên thế giới mà còn nên được xem xét trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Bởi thực phẩm bị thải bỏ không chỉ phá hỏng nỗ lực giúp hàng tỷ người đang bị đói hoặc không đủ khả năng có một chế độ ăn lành mạnh, mà còn gây hại cho môi trường. Bởi rác thải thực phẩm chiếm 10% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu - cao hơn so với ước tính trước đây là 8%. 

lãng phí thức ăn

Lãng phí thực phẩm nên được xem xét không chỉ liên quan đến nạn đói trên thế giới mà còn nên được xem xét trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Để nói rõ hơn về vấn đề này, WWF báo cáo rằng chất thải thực phẩm tại các trang trại tạo ra 2,2 gigatons carbon dioxide tương đương, chiếm 4% tổng lượng khí thải nhà kính từ hoạt động của con người và 16% tổng lượng khí thải nhà kính từ nông nghiệp - tương đương với phát thải từ 75% tổng số ô tô được lái ở Hoa Kỳ và Châu Âu trong suốt một năm. 

Các nhà khoa học cho rằng cắt giảm chất thải thực phẩm lại là một trong những cách dễ nhất để giảm tác động đến môi trường. “Tuy nhiên, chúng ta đã không tận dụng hợp lý tiềm năng này”, báo cáo cho hay.

Bà Inger Andersen, Giám đốc điều hành UNEP cho biết: “Giảm lãng phí thực phẩm sẽ cắt giảm phát thải khí nhà kính, làm chậm quá trình tàn phá thiên nhiên thông qua chuyển đổi đất và ô nhiễm, tăng cường sự sẵn có của thực phẩm và do đó giảm nạn đói và tiết kiệm tiền trong thời điểm suy thoái toàn cầu”.

Rác thải thực phẩm bao gồm phần ăn được và không ăn được, chẳng hạn như vỏ và xương. Tỷ lệ 2 phần này ở một số quốc gia thu nhập cao là khoảng 50:50, các quốc gia khác thì không có số liệu rõ ràng.

“Tuy nhiên, ngay cả khi con người không thể tiêu thụ được những chất thải đó, chúng ta vẫn có thể xử lý nó một cách thích hợp, chẳng hạn như chuyển đổi thành thức ăn gia súc hoặc làm phân trộn”, bà Clementine O’Connor, một thành viên của UNEP cho biết. “Điều mà chúng tôi mong muốn nhất hiện tại là sớm đưa chất thải thực phẩm ra khỏi các bãi chôn lấp”.