TM ·
2 năm trước
 4712

Báo cáo khí hậu toàn cầu của IQAir xếp hạng Hạ Long là thành phố có chất lượng không khí tốt nhất Việt Nam

Báo cáo của IQAir, một công ty theo dõi chất lượng không khí toàn cầu, cho thấy mức độ ô nhiễm không khí trung bình hàng năm ở mọi quốc gia - và 97% thành phố - đã vượt quá mức khuyến cáo về chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

thành phố trong số 6.475 thành phố được phân tích có chất lượng không khí trung bình đạt tiêu chuẩn của WHO. Ba lãnh thổ đáp ứng được tiêu chuẩn của WHO là: New Caledonia (Pháp), Puerto Rico (Mỹ) và Quần đảo Virgin (Mỹ).

Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh là một trong những quốc gia chịu tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất, vượt quá mức khuyến cáo ít nhất 10 lần. Trong khi đó các nước như Scandinavia, Úc, Canada, Nhật Bản và Vương quốc Anh được xếp hạng trong số các quốc gia tốt nhất về chất lượng không khí, với mức trung bình vượt mức khuyến cáo từ 1 đến 2 lần.

 
Khói bụi bao phủ bầu trời New Delhi vào ngày 20 tháng 10 năm 2021. Báo cáo IQAir năm 2021 đã xếp hạng Ấn Độ trong số các quốc gia có chất lượng không khí tồi tệ nhất.

Tại Mỹ, IQAir ghi nhận ô nhiễm không khí vượt quá hướng dẫn của WHO từ 2 đến 3 lần vào năm 2021.

"Báo cáo này nhấn mạnh các Chính phủ trên thế giới cần giảm mức độ ô nhiễm không khí toàn cầu. (Bụi mịn) gây ra nhiều trường hợp tử vong ỗi năm và Chính phủ các nước cần đặt ra têu chuẩn về chất lượng không khí nghiêm ngặt hơn", Glory Dolphin Hammes - giám đốc điều hành IQAir khu vực Bắc Mỹ phát biểu.

Đây là báo cáo chất lượng không khí toàn cầu đầu tiên được IQAir đưa ra dựa trên hướng dẫn ô nhiễm không khí hàng năm mới của WHO, được cập nhật vào tháng 9/2021. Các hướng dẫn mới đã giảm một nửa nồng độ chấp nhận được của bụi mịn PM 2,5 từ 10 xuống 5 microgam trên mét khối.

PM 2,5 là chất ô nhiễm nhỏ nhất nhưng cũng là chất nguy hiểm nhất. Khi hít vào, nó sẽ đi sâu vào mô phổi, có thể thâm nhập vào máu. PM 2,5 xuất phát từ các nguồn như đốt nhiên liệu hóa thạch, bão bụi và cháy rừng, và có liên quan đến một số bệnh như hen suyễn, bệnh tim và các bệnh hô hấp khác.

IQAir phân loại chất lượng không khí của hơn 6.000 thành phố trên toàn cầu từ tốt nhất - màu xanh lam (đạt chuẩn WHO PM2,5) đến kém nhất - màu tím (vượt quá hướng dẫn của WHO PM2,5 hơn 10 lần).

Hàng triệu người chết mỗi năm vì các vấn đề về chất lượng không khí. Vào năm 2016, khoảng 4,2 triệu ca tử vong sớm có liên quan đến các chất dạng hạt mịn, theo WHO. Nếu hướng dẫn năm 2021 được áp dụng vào năm đó, WHO cho rằng thế giới đã có thể giảm gần 3,3 triệu ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí.

IQAir đã phân tích các trạm giám sát ô nhiễm tại 6.475 thành phố trên 117 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Tại Việt Nam, trong số các thành phố được khảo sát thì Hạ Long là nơi có chất lượng không khí tốt nhất, với tỷ lệ bụi PM2.5 trung bình là 10,7 microgam/m3. Tính theo bảng xếp hạng thành phố ô nhiễm nhất trên toàn cầu, các thành phố Việt Nam có thứ hạng khả quan nhất là: Hạ Long (3.248/6.475), Pleiku (2.640) và Đà Nẵng (1.950).

Tại Mỹ, ô nhiễm không khí tăng đột biến vào năm 2021 so với năm 2020. Trong số hơn 2.400 thành phố của Mỹ được phân tích, không khí Los Angeles vẫn bị ô nhiễm nhất, mặc dù đã giảm 6% so với năm 2020.

New Caledonia của Pháp là 3 lãnh thổ hiếm hoi trên thế giới đạt tiêu chuẩn về không khí của WHO.

Các tác giả của báo cáo viết: "Việc (Hoa Kỳ) phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng của cháy rừng cũng như việc thực hiện không đồng bộ đạo luật không khí sạch đều làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm không khí tại nước này."

Trung Quốc - quốc gia nằm trong số các quốc gia có bầu không khí tệ nhất đã cho thấy một số cải thiện vào năm 2021. Hơn một nửa số thành phố ở đại lục được phân tích trong báo cáo có mức độ ô nhiễm không khí thấp hơn so với năm trước. Theo báo cáo, chất lượng không khí tại Bắc Kinh tiếp tục được cải thiện nhờ việc di dời các ngành công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi thành phố.

Báo cáo cũng cho thấy rừng mưa nhiệt đới Amazon - nơi từng đóng vai trò là lực lượng bảo vệ chính của thế giới trong công cuộc chống lại khủng hoảng khí hậu, lại thải ra nhiều khí carbon dioxide hơn là hấp thụ được trong năm ngoái.

THEO: IQAIR