Các virus cần những vật chủ như con người, động vật, cây cối hay nấm để tự nhân bản và lây lan. Đôi khi, virus có thể nhảy sang một vật chủ mới thiếu khả năng miễn dịch - như đã xảy ra trong đại dịch Covid-19.
Để tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu đối với sự lây lan của các virus từ Bắc Cực, các nhà khoa học Canada đã nghiên cứu các mẫu đất và trầm tích từ khu vực hồ Hazen ở Bắc Cực. Theo đó, họ lấy mẫu đất từ một khu vực đón nhận lượng nước từ các sông băng tan chảy vào mùa Hè và so sánh với mẫu đất và trầm tích lấy từ đáy hồ.
Bằng cách sử dụng một thuật toán máy tính để ngữ cảnh hóa các virus có vật chủ là động vật, thực vật và nấm có mặt trong khu vực, nhóm đã có thể tìm ra nguy cơ lây lan của virus: nghĩa là khả năng virus tràn vào các loài vật chủ mới và tiếp tục lây lan, như SARS-CoV-2 đã làm bằng cách chuyển từ quần thể động vật hoang dã sang người
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet).
Các nhà nghiên cứu viết trong bài báo xuất bản của họ: "Nguy cơ đại dịch mới xuất hiện tăng lên khi dòng chảy từ sông băng tan chảy do biến đổi khí hậu”.
Nếu biến đổi khí hậu cũng làm thay đổi phạm vi các loài vectơ virus tiềm ẩn và các ổ chứa về phía bắc, thì vùng cao Bắc Cực có thể trở thành mảnh đất màu mỡ cho các đại dịch mới.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh con đường tiến hóa của cả virus và vật chủ, tìm kiếm các biến thể và điểm tương đồng giữa hai loài - so sánh cho thấy khả năng thay đổi hiện trạng và lan truyền virus sau đó.
Cùng với các nghiên cứu trước đây, cho thấy cảnh quan bị suy thoái có thể đẩy mầm bệnh, ký sinh trùng và vật chủ đến với nhau theo những cách mới. Dòng chảy sông băng tăng lên dẫn đến nhiều khả năng virus nhảy vào vật chủ.
Một giải thích được đưa ra là dòng chảy gia tăng có nghĩa là nhiều vật chất hữu cơ hơn - và các sinh vật trong đó - bị cuốn trôi vào hồ thay vì còn lại trên đất liền.
Khi khí hậu thay đổi, hoạt động trao đổi chất của vi hạt ở Bắc Cực cũng thay đổi, do đó ảnh hưởng đến nhiều quá trình hệ sinh thái như sự xuất hiện của các mầm bệnh mới.
Đồng thời, các nhà khoa học cũng đang cảnh báo về nguy cơ gia tăng đại dịch do nhiều yếu tố gây ra: không ít các hoạt động của con người phá hủy môi trường sống tự nhiên, buộc động vật và con người phải sống trong những khu vực ngày càng nhỏ.
Nhu cầu cấp thiết phải hiểu mối quan hệ giữa thay đổi môi trường sống và sự gần gũi với các nguồn bệnh mới làm nền tảng cho nghiên cứu mới nhất này và với sự nóng lên toàn cầu có thể dẫn đến việc các loài tiến xa hơn về phía bắc để duy trì một môi trường có cùng loại nhiệt độ, tiềm năng cho virus bùng phát để các loài mới phát triển hơn nữa.
Tác động kép này của biến đổi khí hậu, vừa làm tăng nguy cơ lan tỏa, vừa dẫn đến sự dịch chuyển về phía bắc của các loài sinh vật, có thể gây ra những tác động mạnh mẽ ở vùng Bắc Cực.
Theo Phó Giáo sư khoa sinh vật học của Đại học Ottawa, Stephane Aris-Brosou, nghiên cứu giúp các nhà khoa học biết được có những virus nào trong môi trường này cũng như có những vật chủ tiềm năng nào. Ông Aris-Brosou cho biết phân tích cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa virus và vật chủ ở đáy hồ Hazen, có mối tương quan trực tiếp với nguy cơ lây lan virus từ Bắc Cực. Sự khác biệt này giảm đối với virus và vật chủ ở đáy sông. Theo giả thuyết của các nhà nghiên cứu, nguyên nhân điều này là do nước làm sói mòn tầng đất mặt, loại bỏ các sinh vật và hạn chế tương tác giữa các virus và các vật chủ mới tiềm năng ở đáy sông. Khi băng tan, các sinh vật và virus này chảy vào hồ Hazen, nơi ghi nhận sự thay đổi mạnh trong những năm gần đây do lượng nước từ các sông băng tan chảy đổ vào mang thêm trầm tích. Theo nhà nghiên cứu Audree Lemieux, điều này sẽ kết hợp các vật chủ và virus mà thông thường không tiếp xúc với nhau. |