Theo một nghiên cứu của Viện Động vật học tại Học viện Khoa học Trung Quốc, loại vi khuẩn này giúp gấu trúc tích trữ nhiều chất béo hơn và có thể bù đắp lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt vào những mùa chỉ có lá tre để ăn.
Tùy thuộc vào phần cây tre mà gấu trúc ăn, chúng có thể tiêu thụ từ 12 kg đến 38 kg tre mỗi ngày.
Đây là lần đầu tiên chúng tôi thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa hệ vi sinh vật đường ruột của gấu trúc và kiểu hình của chúng. Chúng tôi từ lâu đã biết rằng những con gấu trúc này có tập hợp hệ vi sinh vật đường ruột khác biệt trong suốt mùa măng, và rõ ràng là chúng cứ dần tăng cân vào khoảng thời gian này trong năm.
Theo Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới, một con gấu trúc sơ sinh thường chỉ nặng khoảng 100 g, nhưng con cái có thể phát triển lên khoảng 90 kg, còn con đực có thể nặng đến 136 kg.
Vào cuối xuân và đầu hè, chúng sẽ được ăn măng non mới mọc, thơm ngon và rất giàu protein.
Các chuyên gia nghiên cứu gấu trúc hoang dã ở dãy núi Qinling (miền trung Trung Quốc) phát hiện lượng vi khuẩn có tên là clostridium butyricum trong ruột của chúng tăng cao hơn đáng kể vào mùa măng.
Để kiểm tra tác động của sự thay đổi này đối với sự trao đổi chất của gấu trúc, họ đã tiến hành cấy ghép phân của gấu trúc thu thập được trong tự nhiên sang những con chuột không mang vi sinh vật bên trong.
Trong ba tuần sau đó, chuột được cho ăn chế độ ăn có tre, tương tự như của gấu trúc.
Kết quả cho thấy, những con chuột được cấy phân gấu trúc thu thập trong mùa ăn măng tăng cân nhiều hơn và có nhiều chất béo hơn so với những con được cấy phân trong mùa ăn lá.
Các tác giả tin rằng loại vi khuẩn này có thể khiến gấu tích trữ nhiều chất béo hơn. Sản phẩm chuyển hóa của nó, butyrate, được bán cho con người, làm một chất bổ sung lợi khuẩn. Tuy nhiên tính an toàn của việc tiêu thụ nó vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi.