TM ·
2 năm trước
 2654

Châu Phi sắp phát triển mạnh nuôi côn trùng?

Côn trùng cung cấp nguồn đạm ngon, bổ, rẻ, góp phần giải quyết an ninh lương thực, nhưng thường khó bắt ngoài tự nhiên…

Côn trùng cung cấp nguồn đạm ngon, bổ, rẻ, góp phần giải quyết an ninh lương thực, nhưng thường khó bắt ngoài tự nhiên…

Nsenene, hay muồm muỗm, chỉ là một trong số 2.100 loài côn trùng ăn được đã biết đến, ¼ trong số đó hiện được tiêu thụ ở châu Phi. (Ảnh: Eugénie Baccot)

Chuyến bay 446 của hãng hàng không Uganda Airlines từ Entebbe đến Dubai đã tạm thời bị gián đoạn vào cuối năm ngoái khi hai trong số hành khách bán những con muồm muỗn trên lối đi.

Những hành khách đồng hành không thể tin vào vận may của họ: nsenene (muồm muỗm) là một món ngon được đánh giá cao ở Uganda, nhưng mặc dù tháng 11 thường là mùa cao điểm của côn trùng, hầu như khó có thể thấy được con muồm muỗm nào trong thực tế .

Hình ảnh côn trùng xuất hiện trong chuyển bay bị lan truyền ra ngoài, xuất hiện những lời phàn nàn về vi phạm an ninh, nhưng hãng hàng không Uganda Airlines cảm thấy thông cảm và chớp lấy thời cơ: “Chúng tôi hiểu rằng [nsenene] đã không có nhiều trong mùa này, do đó chúng tôi rất phấn khích. Chúng tôi đang xem xét thêm nsenene vào thực đơn cho các chuyến bay trong khu vực và quốc tế theo yêu cầu”.

Nsenene chỉ là một trong số 2.100 loài côn trùng ăn được đã biết đến, một phần tư trong số đó được tiêu thụ ở châu Phi. Hầu hết các loại côn trùng đều có giá cao – thường có giá cao hơn thịt bò hoặc thịt gà theo trọng lượng – và hầu hết được thu hoạch từ tự nhiên.

Dorte Verner, chuyên gia kinh tế nông nghiệp hàng đầu tại bộ phận thực hành toàn cầu về nông nghiệp và thực phẩm của Ngân hàng Thế giới cho biết: Côn trùng cũng có thể bị thu hoạch quá mức hoặc bị nhiễm thuốc trừ sâu.

Tuy nhiên, với tình trạng mất an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng, việc bảo vệ nguồn protein bổ dưỡng này đã trở nên quan trọng. Verner cho biết: “Vào năm 2021, 21% người dân ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột và bạo lực không được tiếp cận với thực phẩm bổ dưỡng. Ngoài ra, sản lượng lương thực trên đầu người đã giảm kể từ năm 2014″.

Nuôi côn trùng là một trong những giải pháp khả thi. Một báo cáo gần đây do Verner và các đồng nghiệp của Ngân hàng Thế giới công bố về tiềm năng của phương pháp thủy canh và nuôi côn trùng ở châu Phi, đã tìm ra 849 trang trại nuôi côn trùng ở 10 trong số 13 quốc gia mà họ khảo sát. Mặc dù vẫn còn sơ khai – hầu hết các trang trại được thành lập trong thập kỷ trước. Ngành công nghiệp này rất có tiềm năng: không chỉ cung cấp côn trùng quanh năm, mà còn sẽ tạo ra việc làm, giúp quản lý chất thải thực phẩm, được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và phân côn trùng hoặc xác côn trùng có thể tạo ra phân bón.

Ngân hàng Thế giới ước tính rằng trong vòng một năm, việc nuôi ruồi lính đen (BSF) có thể tạo ra protein thô trị giá tới 2,6 tỷ USD và các chất phân bón sinh học trị giá tới 19,4 tỷ USD.

Mặc dù phần lớn các trang trại hiện thời sản xuất côn trùng làm thức ăn cho con người, nhưng ngày càng có nhiều người quan tâm đến côn trùng làm thức ăn gia súc. Nhu cầu dùng côn trùng làm thức ăn gia súc đã tăng gấp 3 lần trong thập kỷ qua chỉ tính riêng ở Kenya, và các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đang ngày càng tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho đậu tương và bột cá, là những loại nguyên liệu có giá cả biến động, chất lượng thay đổi và gây ô nhiễm môi trường.

Nghiên cứu cho thấy rằng các động vật ăn protein côn trùng, đặc biệt là BSF, đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và chất lượng thịt tốt hơn so với ăn thức ăn làm từ đậu tương hoặc bột cá. Talash Huijbers, người sáng lập InsectiPro, một trong những trang trại BSF lớn nhất ở Kenya, cho biết chi phí sản xuất tương đối ổn định và sẽ giảm xuống khi hoạt động được mở rộng. Bà nói: “Với đại dịch, mọi người bắt đầu đánh giá cao giá trị của sản xuất protein tại địa phương”.

Shobhita Soor, người đứng đầu Legendary Foods, một trang trại nuôi đuông ở Ghana, cũng nhận thấy xu hướng tương tự. Nhiều khách hàng của bà muốn ăn các sản phẩm “sản xuất tại Ghana”.

Tham vọng của Soor là “cung cấp dinh dưỡng từ thịt ở mức giá hợp lý và tính bền vững của thực vật”, một sứ mệnh dẫn đến việc tìm kiếm không ngừng để đạt được hiệu quả. “Năm ngoái, chúng tôi đã giảm được 40% chi phí sản xuất. Nếu chúng tôi muốn sản phẩm của mình trở nên phổ biến như thịt gà, chúng tôi có trách nhiệm thực hiện R&D để tiếp tục tối ưu hóa sản xuất của mình”, bà nói.

Bà đang tìm cách huy động 5 triệu USD trong năm nay để xây dựng nhà máy quy mô lớn đầu tiên của mình, trong khi InsectiPro đang lên kế hoạch mở rộng sản xuất trị giá 11 triệu USD: công ty đã mở thêm hai cơ sở BSF ở Kenya và muốn mở rộng ở Uganda và Rwanda.

Chỉ có 16 loài được nuôi ở châu Phi, nhưng Trung tâm Sinh lý và Sinh thái Côn trùng Quốc tế ở Kenya đã nghiên cứu cách nuôi các loài côn trùng khác nhau kể từ năm 2014 và đã đào tạo hàng nghìn loại.

Muồm muỗm được chiên tại một quầy hàng ở thủ đô Kampala của Uganda trong mùa mưa. (Ảnh: AP)

Các ấn phẩm như báo cáo của Ngân hàng Thế giới là rất quan trọng để đưa protein côn trùng vào tầm ngắm của các chính phủ – côn trùng không xuất hiện trong bất kỳ chiến lược lương thực quốc gia nào.

Các tổ chức tài chính phát triển lớn khác, chẳng hạn như Tổ chức Tài chính Quốc tế và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, cũng đang xem xét việc nuôi côn trùng. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới đang lên kế hoạch đầu tư thí điểm ở Nam Sudan, Malawi, Kenya và Zimbabwe.

“Từ số lượng các cuộc hẹn gặp mà tôi đã nhận được kể từ khi báo cáo được xuất bản, tôi có thể nói với bạn rằng [mọi người] thực sự quan tâm tới việc nuôi côn trùng”, Soor khẳng định.