Lan Anh ·
2 năm trước
 2923

Đắk Nông: Công ty Kim Lan khai thác trái phép khoáng sản quý hiếm công khai, phạt 80 triệu đồng?

Tôi muốn hỏi rằng mức xử phạt 80 triệu đồng cho lỗi cố ý khai thác đá bazan dạng cột, trụ trái phép đối với Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Kim Lan liệu có đủ sức răn đe và có đủ bù lấp những tổn thương do "chảy máu tài nguyên" trên địa bàn tỉnh Đắk Nông? 

Vấn đề khai thác khoáng sản và đá bazan là vấn đề nhức nhối tại Đắk Nông. Vào tháng 8/2021, UBND tỉnh Đắk Nông cũng vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 trường hợp có hành vi khai thác khoáng sản trái phép tại H.Đắk R’Lấp, số tiền xử phạt là hơn 1 tỉ đồng. 

Mới đây, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông cũng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Kim Lan (trụ sở tại số 19G1, đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh; người đại diện là bà Phạm Thị Lan, chức danh Tổng Giám đốc) số tiền 80 triệu đồng đồng thời đề nghị UBND huyện Đắk R'Lấp xử lý triệt để các vấn đề liên quan theo thẩm quyền.

Công ty Kim Lan bị xác định đã khai thác, sử dụng khoáng sản đi kèm là đá bazan dạng cột, dạng trụ tại mỏ đá thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. Dù chỉ được cấp phép khai thác đá xây dựng thông thường nhưng Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Kim Lan đã bất chấp các khuyến cáo, cảnh báo của cơ quan chức năng để khai thác, chế biến đá bazan dạng cột trái pháp luật. 

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Kim Lan

Công ty Kim Lan chế biến đá bazan dạng cột trái pháp luật

Hành vi của Công ty Kim Lan vi phạm điểm b, khoản 3, điều 52, Nghị định 36/2020/NĐ-CP, ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là mọi hoạt động khai thác, cắt xẻ, chế biến, vận chuyển đều diễn ra công khai, ngang nhiên và trong suốt một khoảng thời gian rất dài. Thậm chí chủ doanh nghiệp còn đầu tư, xây dựng một nhà máy cắt xẻ đá quy mô lớn, với nhiều máy móc cắt xẻ đá tự động, hiện đại.

Từ đầu tháng 9 đến nay, nhiều xe máy đào liên tục đục, khoan vào các khối đá khổng lồ để bóc, tách ra nhiều cột đá bazan với kích thước “khủng”

Trước phản ánh của người dân, nhóm phóng viên TTXVN đã tìm hiểu về quy trình khai thác, tận thu đá bazan dạng cột, trụ và cắt xẻ, chế biến thành các loại đá ốp lát tại mỏ đá trên. 

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Kim Lan

Khai thác đá bazan dạng cột, trụ trong mỏ đá thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: Hưng Thịnh/TTXVN)

Vậy câu hỏi đặt ra là vì sao việc khai thác, chế biến đá dạng cột, trụ diễn ra trong thời gian dài và hoạt động quy mô như vậy mà không bị xử lý, ngăn chặn kịp thời? Để đến khi phóng viên vào cuộc tìm hiểu câu chuyện mới được điều tra làm rõ và xử lý trách nhiệm? 

Trong khi đó đá bazan dạng cột, trụ được Bộ Tài nguyên và Môi trường xếp vào diện tài nguyên khoáng sản quý hiếm. Thẩm quyền cấp phép khai thác loại đá này thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc tiến hành các thủ tục để tận thu đá bazan dạng cột, trụ chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường.  

Tôi muốn hỏi rằng mức xử phạt 80 triệu đồng cho lỗi cố ý khai thác đá bazan dạng cột, trụ trái phép liệu có đủ sức răn đe và có đủ bù lấp những tổn thương do "chảy máu tài nguyên" trên địa bàn tỉnh Đắk Nông?