90% các loài đang bị ảnh hưởng từ các mảnh vụ nhựa biển
Trung bình mỗi phút có 1 triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường và phải mất 1.000 năm mỗi cái túi đó mới có thể tự phân hủy hoàn toàn. Trong hai thập kỷ qua đã có ngày càng nhiều quốc gia và thành phố trên thế giới cấm sử dụng túi nhựa (Rwanda, California) hoặc đánh thuế sản phẩm này (Ai-len, Washington D.C.) nhằm hạn chế bớt sử dụng túi nhựa
Có thể nói, ô nhiễm nhựa là một cuộc khủng hoảng môi trường, kinh tế và xã hội đang ngày càng leo thang. Kể từ năm 1950, 75% tổng lượng nhựa được sản xuất đã trở thành chất thải, 1 phần lớn trong số đó bị thải ra môi trường, bao gồm cả đại dương.
Trung bình mỗi phút có 1 triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường và phải mất 1.000 năm mỗi cái túi đó mới có thể tự phân hủy hoàn toàn. (Ảnh minh họa)
Vấn đề này này gây ảnh hưởng đáng kể đến động vật hoang dã, với gần 90% các loài được đánh giá đang bị ảnh hưởng từ các mảnh vụ nhựa biển do vướng và/hoặc nuốt phải. Bằng chứng cho thấy, nhựa cũng làm gia tăng vấn đề biến đổi khí hậu vì sự tích tụ rác thải nhựa vào đại dương làm hạn chế khả năng hấp thụ các-bon của đại dương. Hơn nữa, tình trạng đốt rác và đốt rác thải nhựa lộ thiên gây phát thải ô nhiễm vào không khí, đất, đồng thời rác thải nhựa có thể làm tắc nghẽn đường dẫn nước và cống rãnh, gây ngập lụt, tăng nguy cơ dịch bệnh.
Chi phí xã hội theo vòng đời nhựa được sản xuất năm 2019 ước tính ít nhất là 3,7 nghìn tỷ đô la Mỹ, nhiều hơn GDP của Ấn Độ và tương đương với 60% chi tiêu toàn cầu cho giáo dục năm 2019. Con số này dự kiến sẽ tăng hàng năm, với chi phí xã hội theo vòng đời nhựa sản xuất vào năm 2040 ước tính khoảng 7,1 nghìn tỷ đô la Mỹ.
Phạm vi toàn cầu và mức độ cấp bách của vấn đề ô nhiễm nhựa đòi hỏi các hành động toàn cầu mang tính quyết định để giải quyết vô số lỗi hệ thống xuyên biên giới và chuỗi giá trị toàn cầu. Vào tháng 3 năm 2022, các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, thông qua Nghị quyết 5/14 của UNEA, đã đồng ý triệu tập Uỷ ban đàm phán Liên Chính phủ (UBĐPLCP) để xây dựng một công cụ quốc tế ràng buộc pháp lý về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả trong môi trường biển.
Trong quá trình đàm phán của Ủy ban đã chính thức chuyển động với dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2024. Nhiệm vụ như đã nêu trong Nghị quyết, chỉ rõ rằng hiệp ước mới về ô nhiễm nhựa cần tiếp cận toàn bộ chuỗi giá trị nhựa, áp dụng các phương pháp tiếp cận kinh tế tuần hoàn và giải quyết ô nhiễm nhựa trong môi trường biển và các môi trường khác. Sau nhiều năm vận động của các ngành và các bên liên quan khác nhau, quyết định lịch sử này mang đến cơ hội thiết lập các biện pháp toàn diện mang tính toàn cầu – theo nghĩa vụ ràng buộc đối với tất cả các quốc gia thành viên – để mở ra những thay đổi theo chuỗi giá trị nhựa toàn cầu.
Phát thải nhựa vào đại dương dự kiến tăng gấp ba lần vào năm 2040
Nếu không có hành động nào được thực hiện, thì phát thải hàng năm của nhựa vào đại dương dự kiến sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2040. Ngay cả trong hai năm đàm phán này, tổng lượng ô nhiễm nhựa trong đại dương được dự báo sẽ tăng 15%, tương đương 35 triệu tấn, tương đương với 6 nghìn tỷ túi nhựa thải ra đại dương.
Có thể thấy, từ thực tế trên, một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa sẽ mang lại nhiều tác động có lợi. Bên cạnh việc bảo vệ môi trường, hiệp ước sẽ làm giảm đáng kể chi phí xã hội củaô nhiễm nhựa đối với nền kinh tế. Chi phí xã hội ước tính theo vòng đời của nhựađược sản xuất trong năm 2019 là 3,7 nghìn tỷ đô la Mỹ và con số này sẽ tăng hàngnăm lên 7,1 nghìn tỷ đô la Mỹ đối với nhựa được sản xuất vào năm 2040. Hiệp ước cũng sẽ khiến giảm thiểu rủi ro đối với sức khoẻ cộng đồng.
Việc đốt rác và đốt rác thải nhựa lộ thiên làm gia tăng nguy cơ dịch bệnh; và việc con người nuốt phải vi nhựa có mối liên quan đến một loạt các vấn đề tiềm ẩn về sức khoẻ. Hiệp ước sẽ được đàm phán trong năm cuộc họp của Ủy ban Đàm phán Liên Chínhphủ (INC) trước khi kết thúc vào năm 2024. Do tính chất đặc thù và quan trọng của hiệp ước, WWF kêu gọi tất cả các bên liên quan đảm bảo rằng chúng ta sẽ hành động một cách quyết đoán.
Một số sản phẩm nhựa dễ bị thất thoát và gây ô nhiễm cao hơn những sản phẩm khác. Trong khi dữ liệu toàn diện về ô nhiễm nhựa chưa có, thì dữ liệu ô nhiễm nhựa đại dương có thể là một chỉ số hữu ích cho tổng lượng nhựa thất thoát ra môi trường. Dữ liệu tốt nhất hiện có là từ việc dọn sạch trên bờ biển và nghiên cứu gần đây về ô nhiễm biển. |