Đinh Hà ·
3 năm trước
 3239

Diện tích đất bị suy thoái và sa mạc hóa ngày càng gia tăng

Theo thống kê mới nhất, trên 820 triệu người trên thế giới đang thiếu đói; Biến đổi khí hậu có thể làm tăng thêm 122 triệu người nữa, chủ yếu là nông dân, vào tình trạng đói nghèo cùng cực ở năm 2030, đẩy giá ngũ cốc tăng thêm 29% ở năm 2050.

Trên thế giới, diện tích các hoang mạc chiếm khoảng 1/3 diện tích đất liền, chỉ tính riêng 10 khu vực hoang mạc hóa lớn nhất thế giới đã lên tới 43.967 triệu km2. Hiện gần 500 triệu người sống ở các khu vực bị sa mạc hóa.

Đáng báo động là diện tích đất bị suy thoái và sa mạc hóa ngày càng gia tăng do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu và các hoạt động canh tác vô độ của con người. Đất đai đang trở thành nguồn tài nguyên bị đe dọa và chịu sức ép ngày càng tăng của con người.

Bên cạnh đó, tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu cũng đang tác động xấu đến giống cây trồng, công tác sản xuất của người dân và sẽ càng làm cho tình trạng cung cấp lương thực trên toàn cầu trở nên bấp bênh hơn.

Theo thống kê mới nhất, trên 820 triệu người trên thế giới đang thiếu đói. Nhưng biến đổi khí hậu có thể làm tăng thêm 122 triệu người nữa – chủ yếu là nông dân – vào tình trạng đói nghèo cùng cực vào năm 2030, và đẩy giá ngũ cốc tăng thêm 29% từ nay đến 2050.

Báo cáo nghiên cứu của Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) cho biết, thực trạng mất an ninh lương thực, thiếu nước và tác động của thiên tai, kết hợp với gia tăng dân số cao đang gây ra xung đột và khiến người dân ở các khu vực dễ bị tổn thương phải di dời.

IEP sử dụng dữ liệu từ Liên Hợp Quốc và các nguồn khác để dự đoán các quốc gia và khu vực có nguy cơ cao nhất trong “Danh sách đe dọa sinh thái”.

sa mạc hóa

Biến đổi khí hậu đang đe dọa không nhỏ đến an ninh lương thực trên thế giới.

Serge Stroobants, Giám đốc IEP phụ trách khu vực châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi cho biết, báo cáo xác định 30 quốc gia, nơi sinh sống của 1,26 tỉ người, là “điểm nóng” đang đối mặt với nhiều rủi ro nhất. Kết quả này dựa trên 3 tiêu chí liên quan đến tình trạng khan hiếm tài nguyên và 5 tiêu chí tập trung vào thảm họa thiên nhiên bao gồm lũ lụt, hạn hán và nhiệt độ tăng.

Afghanistan là quốc gia bị đe dọa nhất trong báo cáo. Theo đó, cuộc xung đột đang diễn ra đã làm tổn hại đến khả năng ứng phó với các rủi ro đối về nguồn cung cấp nước và lương thực, biến đổi khí hậu cũng như lũ lụt và hạn hán tại nước này.

Theo kết quả nghiên cứu, xung đột dẫn đến tình trạng suy thoái tài nguyên hơn nữa. Tại 6 cuộc hội thảo với sự tham gia của các Chính phủ, tổ chức quân sự và nhóm phát triển vào năm 2020 đã đưa ra một thông điệp cho toàn thế giới, “không có khả năng cộng đồng quốc tế sẽ có thể đảo ngược vòng luẩn quẩn ở một số nơi trên thế giới”, IEP cho biết.

Điều này đặc biệt xảy ra ở Sahel và vùng Sừng châu Phi, nơi đã chứng kiến ​​các cuộc xung đột ngày càng nghiêm trọng hơn trong thập kỉ qua.

Nguồn