Bích Ngọc ·
33 tuần trước
 8772

Giá vàng hôm nay (ngày 15/9) tăng hay giảm?

Giá vàng 9999, 24K, 18K, 14K, 10K, vàng SJC, DOJI, PNJ hôm nay tăng hay giảm? Giá vàng hôm nay bao nhiêu một lượng?

Giá vàng trong nước hôm nay bao nhiêu?

Thời điểm khảo sát lúc 6h30, giá vàng 9999 hôm nay được DOJI được niêm yết ở mức 68,00 triệu đồng/lượng mua vào và 68,80 triệu đồng/lượng bán ra.

Tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 68,20 – 68,55 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Còn giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 68,05 – 68,68 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 68,05 – 68,68 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Giá vàng thế giới hôm nay bao nhiêu?

Rạng sáng hôm nay giá vàng thế giới ổn định với vàng giao ngay tăng 2,4 USD (lên 1.910,6 USD/ounce). Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.932,8 USD/ounce (tăng 0,3 USD so với rạng sáng qua).

Giá vàng thế giới tiếp tục vật lộn để đứng vững khi báo cáo mới nhất cho thấy lạm phát giá sản xuất và doanh số bán lẻ tăng mạnh. Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 8 của Mỹ đã tăng 0,7% so với mức kỳ vọng tăng 0,4%. Chỉ số PPI “cốt lõi” (loại bỏ lương thực và năng lượng) tăng 0,2%, phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Trong khi đó, doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 8 đã tăng 0,6% so với mức dự báo của thị trường là tăng 0,1%. Những con số này đều cho thấy khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát nhưng cũng làm chậm tăng trưởng kinh tế. Điều đó có thể có nghĩa là nhu cầu đối với hàng hóa thô, bao gồm cả kim loại, sẽ ít hơn.

Trong một diễn biến khác, ngân hàng trung ương Trung Quốc một lần nữa nới lỏng chính sách tiền tệ với nỗ lực vực dậy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tại cuộc họp chính sách tiền tệ thường kỳ vào thứ 5, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã quyết định tăng nhẹ lãi suất chính thêm 0,25% lên 4,0%.

Các chuyên gia từ JPMorgan cho rằng, vàng vẫn được hỗ trợ vững chắc trong dài hạn nhờ nhu cầu mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương. Trong báo cáo mới nhất của mình, JPMorgan chỉ ra rằng, trong khi phân bổ hàng hóa ngoài vàng đang giảm thì phân bổ của các nhà đầu tư vào kim loại quý đã tăng lên trong năm qua, trong đó việc mua vàng của ngân hàng trung ương là động lực chính. Các ngân hàng trung ương đã bổ sung dự trữ vàng của họ với tốc độ chưa từng có trong lịch sử kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào đầu năm 2022 trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc và tiếp xúc với đồng USD.

Theo Sean Lusk - Đồng Giám đốc phòng ngừa rủi ro thương mại thuộc Walsh Trading, hiệu suất của vàng vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào đồng đô la Mỹ và ông không thấy đồng bạc xanh sẽ sớm suy yếu. Về lâu dài, ông lạc quan về vàng, tuy nhiên trong ngắn hạn, tình hình có vẻ xấu, xét về mặt kỹ thuật. Các biểu đồ đang cho chúng ta biết rằng các đợt phục hồi ngắn hạn đã thúc đẩy hoạt động bán ra.

Với giá vàng trong nước giảm nhẹ và giá vàng thế giới niêm yết ở mức 1.910,6 USD/ounce (tương đương gần 56 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng trên 12 triệu đồng/lượng.   

Dự báo giá vàng

Theo Adam Button - Trưởng phòng phân tích tiền tệ của Forexlive.com, hiện lợi suất trái phiếu đang là thước đo quan trọng đối với cả vàng và cổ phiếu, ông nhận thấy khả năng tăng giá của kim loại quý này sẽ bị hạn chế cho đến cuối mùa thu.

Ông Button cho rằng giá vàng sẽ chưa tăng cho đến khoảng giữa tháng 11, khi động thái dự kiến của Fed sẽ làm tăng giá vàng.

Daniel Pavilonis - Nhà môi giới hàng hóa cao cấp của RJO Futures cho hay, lãi suất vẫn là động lực chính đối với thị trường vàng và sẽ tiếp tục kìm hãm giá. Theo ông, nếu dầu thô tăng cao hơn một chút và buộc Fed phải can thiệp thì cũng bất lợi cho vàng. 

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6837417522984612/?