Giá vàng trong nước hôm nay bao nhiêu?
Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI được niêm yết ở mức 82,00 triệu đồng/lượng mua vào và 84,00 triệu đồng/lượng bán ra.
Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,10 – 83,40 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.
Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 81,85 – 83,75 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 81,85 – 83,95 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Giá vàng miếng thương hiệu PNJ đang niêm yết ở mức 82,1 triệu đồng/lượng mua vào và 84,1 triệu đồng/lượng bán ra.
Giá mua và giá bán vàng thương hiệu Bảo Tín Minh Châu đang lần lượt là 81,85 triệu đồng/lượng và 83,75 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới hôm nay bao nhiêu?
Giá vàng thế giới sáng hôm nay tăng mạnh với vàng giao ngay tăng 17,7 USD lên 2.377,9 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.394,4 USD/ounce - tăng 17,8 USD so với rạng sáng qua.
Giá kim loại màu vàng tăng trong ngày 18-4 (giờ Mỹ) khi lực cầu trú ẩn an toàn do lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể lan rộng đã làm giảm bớt “cơn gió ngược” từ triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất ít hơn trong năm nay sau dữ liệu kinh tế mạnh mẽ. Theo đó, dữ liệu công bố cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp thấp cộng với những lời lẽ “diều hâu" từ các quan chức Fed đã khiến các nhà đầu tư phải suy nghĩ lại một cách nghiêm túc về khả năng cắt giảm lãi suất.
Hiện tại, các nhà giao dịch đang định giá mức cắt giảm lãi suất dưới 50 điểm cơ bản trong năm nay, đồng thời đẩy lùi dự báo về thời điểm xoay trục chính sách sang tháng 9.
Nhiều ý kiến cho rằng, vàng đang được hỗ trợ mạnh mẽ bởi lực cầu trú ẩn an toàn do lo ngại căng thẳng leo thang tại Trung Đông. Chuyên gia phân tích thị trường Everett Millman của Gainesville Coins nói rằng, nếu xung đột tiếp tục leo thang, giá có thể tăng lên mức 2.500-2.600 USD/ounce. Giá kim loại quý này chỉ giảm nếu một lệnh ngừng bắn được đưa ra.
Sau đợt tăng giá đưa vàng vượt mốc 2.400 USD/ounce, thị trường vàng thế giới chịu áp lực bán tháo và bước vào giai đoạn củng cố. Tuy nhiên, theo nhà đầu tư hàng hóa Dennis Gartman, kim loại quý này vẫn còn nhiều động lực tăng giá.
Gartman dự báo, giá vàng có thể tăng lên mức 3.000 USD/ounce trong vài năm tới. Ông nói rằng, môi trường hiện tại giống, thậm chí còn tệ hơn so với thập niên 1970. Vào thời điểm đó, vàng tăng giá bất chấp việc Fed buộc phải tăng lãi suất lên 2 con số để “hạ nhiệt” lạm phát.
Nhiều ý kiến cho rằng, vàng đang được hỗ trợ mạnh mẽ bởi lực cầu trú ẩn an toàn do lo ngại căng thẳng leo thang tại Trung Đông. Chuyên gia phân tích thị trường Everett Millman của Gainesville Coins nói rằng, nếu xung đột tiếp tục leo thang, giá vàng có thể tăng lên mức 2.500-2.600 USD/ounce. Giá kim loại quý này chỉ giảm nếu một lệnh ngừng bắn được đưa ra.
Nhà đầu tư kỳ cựu Gartman cho biết, ông kỳ vọng Fed sẽ chỉ cắt giảm lãi suất một hoặc hai lần trong năm nay và việc nới lỏng sẽ chỉ bắt đầu sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng, đà tăng của vàng đã vượt xa lãi suất và lợi suất trái phiếu.
Cùng với đó, chuyên gia Gartman nói rằng, khi căng thẳng địa chính trị tiếp tục gia tăng, ngày càng có nhiều khả năng chính phủ Mỹ có thể "vũ khí hóa" đồng USD để chống lại các quốc gia tiềm năng bị coi là tác nhân xấu.
Với giá vàng trong nước ổn định và giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco ở mức 2.377,9 USD/ounce (tương đương gần 73 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng 11 triệu đồng/lượng.
Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật
https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/7679564992103190/?