Bích Ngọc ·
50 tuần trước
 9135

Giá vàng hôm nay (ngày 6/10) bao nhiêu một lượng?

Giá vàng 9999, 24K, 18K, 14K, 10K, vàng SJC, DOJI, PNJ hôm nay tăng hay giảm? Giá vàng hôm nay bao nhiêu một lượng?

Giá vàng trong nước hôm nay bao nhiêu?

Ghi nhận 6h30 sáng hôm nay giá vàng 999, SJC, Mi Hồng, 24K, DOJI, PNJ bất ngờ tăng mạnh. Trong khi đó, vàng thế giới ghi nhận giảm phiên thứ 9 liên tiếp.

Còn giá vàng 9999 hôm nay được DOJI được niêm yết ở mức 68,10 triệu đồng/lượng mua vào và 69,00 triệu đồng/lượng bán ra.

Tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 68,45 – 68,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng thế giới giao dịch ngược chiều với Việt Nam, tiếp đà đi xuống. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Được biết, giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 68,33– 68,93 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 68,33 – 68,93 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Giá vàng thế giới hôm nay bao nhiêu?

Rạng sáng hôm nay giá vàng thế giới ổn định với vàng giao ngay giảm 0,4 USD (xuống mức 1.820,6 USD/ounce). Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.834,4 USD/ounce, so với rạng sáng qua giảm 0,4 USD.

Trong phiên giao dịch rạng sáng nay (giờ Việt Nam) thị trường vàng thế giới trầm lắng khi chờ đợi báo cáo tình hình việc làm tháng 9 của Bộ Lao động Mỹ sẽ được công bố vào sáng thứ 6. Số lượng việc làm phi nông nghiệp quan trọng dự kiến sẽ tăng 170.000 so với mức tăng 187.000 trong báo cáo tháng 9. Báo cáo việc làm trong khu vực tư nhân công bố hôm thứ 4 cho thấy thị trường lao động Mỹ tiếp tục có dấu hiệu hạ nhiệt đang khiến nhiều người kỳ vọng rằng sẽ được chứng kiến một báo cáo đáng thất vọng nữa từ Bộ Lao động Mỹ. Nền kinh tế Mỹ đang suy yếu thực sự sẽ là một điều tốt cho thị trường, vì nó có thể sẽ làm dịu đà tăng của lợi suất trái phiếu.

Giá vàng thế giới giao dịch ngược chiều với Việt Nam, tiếp đà đi xuống. Sáng 5/10, nền kinh tế khu vực châu Âu công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) hỗn hợp tháng 9 đã tăng (từ 46,7 điểm tháng 8, lên 47,2 điểm). Chỉ số PMI dịch vụ tăng (từ 47,9 điểm tháng 8, lên 48,7 điểm tháng 9). Chỉ số PMI hỗn hợp của Đức - nền kinh tế lớn nhất khu vực châu Âu cũng tăng (từ 44,6 điểm tháng 8, lên 46,4 điểm tháng 9).

Tuy vẫn chưa đạt được mức mở rộng 50 điểm, nhưng các chỉ số trên phản ánh sức mua hàng hóa tại châu Âu đang gia tăng. Điều này sẽ thúc đẩy các nền kinh tế trong khu vực phục hồi tốt vào cuối năm 2023.

Kể từ cuộc họp chính sách tiền tệ gần đây nhất, lập trường chính sách mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rằng lãi suất sẽ giữ "cao hơn trong thời gian dài" liên tiếp gây thiệt hại cho vàng khi giá giữ gần mức thấp nhất kể từ tháng 3. Trong khi hầu hết các ý kiến đều cho rằng kim loại quý có khả năng giảm nữa, các chuyên gia của Ngân hàng ING vẫn lạc quan rằng, bất chấp sự suy yếu trong ngắn hạn, giá vẫn có thể tăng trên 2.000 USD/ounce vào năm tới và cao hơn cho đến năm 2025.

Theo báo cáo mới đây của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu của ngân hàng trung ương tiếp tục thống trị thị trường vàng và có thể là yếu tố quan trọng giải thích tại sao kim loại quý này tiếp tục giữ mức hỗ trợ dài hạn quan trọng khi đối mặt với lợi suất trái phiếu tăng và sức mạnh dai dẳng của đồng USD.

Theo đó, đã có 77 tấn vàng được các ngân hàng trung ương mua trong tháng 8 (tăng 38% so với lượng mua vào tháng 7). WGC cũng lưu ý rằng, trong 3 tháng qua, các ngân hàng trung ương đã mua 219 tấn vàng. Các nhà phân tích cho hay, nhu cầu của ngân hàng trung ương đang trên đà chứng kiến nhu cầu lành mạnh trong năm nay.

 

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6920056914720672/?