Long Mai ·
3 năm trước
 4097

Giảm thiểu khí metan: Biện pháp tối ưu ứng phó biến đổi khí hậu

Các biện pháp giảm thiểu khí metan hiện tại có thể hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu thêm 0,3 độ C vào năm 2045.

Metan thường không gây chú ý suốt một thời gian dài. Nhiều người có thể không biết rằng con người đang thải ra khí quyển một loại khí gây hiệu ứng nhà kính còn mạnh hơn CO2. Tốc độ thải loại khí này nhanh nhất trong ít nhất 800.000 năm trở lại đây.

dầu khí

Dầu khí là một ngành thải lượng lớn khí metan ra ngoài môi trường. (Ảnh minh hoạ)

Metan gây hại cho không khí và khí này xuất phát từ các nguồn khác nhau như trong lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp và chất thải. Việc giảm thiểu khí metan là đòn bẩy mạnh nhất hiện có để làm chậm biến đổi khí hậu. Giảm thiểu khí metan cũng là một trong những chiến lược hiệu quả nhất về chi phí hiện có để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Sau một thời gian, metan và các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác bắt đầu được các nhà khoa học quan tâm xử lý.

Báo cáo mới mang tính bước ngoặt của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), đánh dấu lần đầu tiên Liên hợp quốc dành chú ý đáng kể cho các loại khí thải khác ngoài CO2. Trong báo cáo, có trọn vẹn một chương dành cho các loại khí thải ô nhiễm ngắn hạn như metan, mà một trong những nguồn phổ biến nhất của khí này là nhiên liệu hóa thạch.

Vì các loại khí thải ô nhiễm ngắn hạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong khí quyển so với lượng carbon mà con người thải vào không khí, nên metan luôn đứng thứ hai trong thảo luận về biến đổi khí hậu. Có một lượng metan thoát ra khỏi mặt đất ở những nơi như mỏ dầu và băng vĩnh cửu. Các nhà khoa học vẫn đang tìm cách tìm hiểu về các nguồn khác nhau của metan.

Metan là thành phần chính của khí tự nhiên, thường được ngành công nghiệp quảng bá như một nguồn nhiên liệu sạch. Tuy nhiên, khí thải metan do con người tạo ra có khả năng làm khí hậu nóng lên mạnh hơn tới 80 lần so với CO2.

Metan có thể tạo ra sự khác biệt. Giải quyết vấn đề liên quan metan có thể giúp hành tinh có chút thời gian quý giá để xử lý các vấn đề dài hạn do ô nhiễm carbon và nhiên liệu hóa thạch gây ra về lâu dài.

Metan có hàng triệu nguồn trên toàn cầu, từ gia súc, vật liệu hữu cơ phân hủy, rác thực phẩm tại bãi rác, khí tự nhiên… Khí tự nhiên thải ít CO2 hơn than đá, nhưng loại khí này không sạch vì đốt cháy metan vẫn thải ra carbon và metan thoát ra ngoài mà không cần đốt lại càng gây ra tình trạng ấm hơn nhiều hơn.

Ngành dầu mỏ và khí đốt cho rằng mình không chịu trách nhiệm về ô nhiễm metan, nhưng giới khoa học lại nghĩ khác. Quỹ Bảo vệ Môi trường giám sát metan trên các mỏ dầu và khí đốt ở Texas, Mỹ phát hiện rằng các mỏ dầu ở Mỹ làm rò rỉ lượng metan nhiều hơn ước tính tới 60%. Nhà khoa học Eric Kort tại Đại học Michigan phát hiện ra rằng metan bốc lên từ giếng dầu ngoài khơi nhiều hơn rất nhiều so với những gì người ta từng nghĩ.

Việc hạn chế metan đem lại những lợi ích đáng kể đối với sức khỏe và ngành nông nghiệp - metan là tiền thân của ozone đối lưu và việc giảm thiểu khí metan sẽ làm giảm ô nhiễm không khí ozone.

Việc cắt giảm tới 45% lượng khí thải metan vào năm 2040 có thể ngăn ngừa 180.000 ca tử vong sớm và hơn nửa triệu lượt nhập viện cấp cứu liên quan đến hen suyễn. Sản lượng cây trồng toàn cầu cũng có thể tăng thêm 26 triệu tấn mỗi năm.

Báo cáo của IPCC lưu ý rằng lượng metan đã tăng nhanh từ năm 2007 do hoạt động nông nghiệp (Tây Á, Đông Á, Brazil, Bắc Phi) và đốt nhiên liệu hóa thạch (Bắc Mỹ). Nói cách khác, các nhà khoa học tin rằng con người là nguyên nhân chính khiến ô nhiễm metan ngày càng tăng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng khí thải metan từ ngành công nghiệp khí đốt đã không được đánh giá đúng mức, thấp hơn tới 60% khối lượng thực tế ở Mỹ, hoặc thấp hơn 25-40% trên toàn cầu theo một số nghiên cứu khác.

Các nhà môi trường cho rằng chúng ta phải chuyển đổi từ sử dụng than, khí đốt và dầu sang nhiên liệu sạch càng nhanh càng tốt, nhưng ngăn chặn ô nhiễm không thể chờ đợi quá trình chuyển đổi này.

Giải quyết khí thải metan ở nhiều ngành, gồm khí đốt và dầu mỏ, nông nghiệp, rác thải, có thể làm chậm tốc độ ấm lên của Trái Đất tới 30%. 1/4 độ C tới năm 2025 nghe có vẻ không nhiều nhặn gì nhưng thay đổi nhỏ này có thể kiềm chế một loạt ảnh hưởng cực đoan.

Nguồn