MQ ·
2 ngày trước
 325

Hiểu thế nào cho đúng về dịch vụ vay tiền bằng cavet xe máy online?

Vay tiền bằng cavet xe máy là hình thức vay cầm cố rất gần gũi với người lao động phổ thông từ nhiều năm qua. Nhưng gần đây, trên một số diễn đàn mạng xã hội lại rộ lên những lời quảng cáo vay bằng cavet xe máy theo hình thức online. Vậy có hay không những gói vay như thế?

Việc vay tiền bằng cavet xe máy có một số ưu điểm như không cần chứng minh thu nhập, không cần xét nợ xấu và nổi bật nhất là chỉ giữ lại cavet xe bản gốc chứ không giữ xe. Tuy nhiên, xét về bản chất thì đây vẫn là hình thức vay cầm cố và vì thế, người đi vay và người cho vay bắt buộc phải gặp mặt để trực tiếp thẩm định tài sản và bàn giao cavet xe bản gốc. Vì thế, những lời quảng cáo cho vay tiền bằng cavet xe máy online đã khiến không ít người tò mò, thậm chí nghi ngại. Những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là các cửa hàng cầm đồ sẽ cho vay online như thế nào? Có giống với hình thức vay online mà các ngân hàng, công ty tài chính đang áp dụng không?

Để giải đáp, việc đầu tiên là phải hiểu rõ về giải pháp cho vay online và thực trạng áp dụng tại Việt Nam. Nhiều người nghĩ vay online là không cần gặp mặt, chỉ cần nộp hồ sơ vay qua mạng là sẽ được giải ngân. Điều này đúng nhưng chưa đủ vì vay online cũng có hai dạng. Một là vay online toàn hành trình, tức là người vay có thể nộp hồ sơ qua mạng và nhận giải ngân qua hình thức chuyển khoản. Tuy nhiên, giải pháp vay online này chưa được áp dụng rộng rãi. Các ngân hàng, công ty tài chính chỉ duyệt vay online toàn hành trình cho những khách hàng thân thiết, có lịch sử tín dụng tốt. Những khách hàng vay lần đầu chỉ có thể nộp hồ sơ vay online. Nếu hồ sơ hợp lệ, ngân hàng, công ty tài chính sẽ gửi lịch hẹn và người vay bắt buộc phải tới các chi nhánh, PGD để hoàn tất bước thẩm định cuối cùng. Như vậy, lịch sử tín dụng của người đi vay là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc một khách hàng sẽ được duyệt vay online toàn hành trình hay chỉ bán hành trình.

Các cửa hàng cầm đồ ít căn cứ vào lịch sử tín dụng mà tập trung vào thẩm định giá trị tài sản, cụ thể là giá trị hiện tại của chiếc xe máy, và tính pháp lý của tài sản. Cả hai việc này đều không thể thực hiện qua không gian mạng. Do đó, hiểu chính xác thì việc cho vay bằng cavet xe máy online chỉ dừng lại ở hình thức bán hành trình như miêu tả ở trên.

Theo số liệu Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an công bố trong hội thảo “Cảnh báo bẫy tín dụng đen, đẩy mạnh kênh tín dụng chính thức” thì cuối năm 2022, Việt Nam có khoảng 27.000 cửa hàng cầm đồ. Đến nay, con số này vẫn không có biến động nhiều. Nhưng về tổng thể, các cửa hàng lại phát triển theo hai hướng khác nhau. Một là theo mô hình chuỗi, có sự nhất quán trong từ điều kiện vay, thời gian vay, lãi suất vay cho đến việc chăm sóc, bảo vệ quyền lợi khách hàng. Hai là mô hình độc lập, tự đặt ra những quy định của riêng mình. Các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình chuỗi có lợi thế về nguồn vốn và nhân lực nên việc cho vay online cũng bài bản hơn. Như F88, chuỗi cầm cố tài sản có quy mô lớn nhất Việt Nam, đã phát triển thành công ứng dụng My F88. Ứng dụng này cho phép khách hàng đăng ký khoản vay trực tuyến, thẩm định tài sản sơ bộ, xác định hạn mức vay, kiểm tra hợp đồng dự thảo và lựa chọn PGD thuận tiện để bàn giao cavet xe, nhận giải ngân. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức cho khách hàng. Các cửa hàng cầm đồ riêng lẻ không có sự đầu tư mạnh mẽ về công nghệ sẽ chọn cách hỗ trợ thông qua tài khoản mạng xã hội nhưng dù thế nào thì khách hàng vẫn phải tới cửa hàng, gặp nhân viên để hoàn tất những thủ tục cuối cùng thì mới có thể nhận giải ngân.

Cả hai cách thức cho vay online như trên đều hợp pháp và đem lại sự thuận tiện nhất định cho người đi vay. Tuy nhiên, vẫn có những đơn vị quảng cáo cho vay bằng cavet xe máy online không cần gặp mặt, không cần thẩm định, duyệt vay trong “một nốt nhạc”. Thực chất, cách duyệt vay như thế không đúng với bản chất hoạt động cho vay cầm cố tài sản và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tín dụng đen, lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà người đi vay cần cẩn trọng, không nên nhẹ dạ đặt niềm tin để rồi “tiền mất, tật mang”