Xuân Hoa ·
2 năm trước
 2219

Khách hàng có khoản vay nhỏ đang rất khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ được ngân hàng hỗ trợ ra sao?

Đây là một phần nội dung được rất nhiều khách hàng có khoản vay nhỏ tại ngân hàng quan tâm tìm hiểu. Không chỉ các doanh nghiệp cần được giãn nợ, mà trong hoàn cảnh này, rất nhiều khách hàng cá nhân cũng mong muốn được giảm gánh nặng lãi vay để yên tâm chống dịch.

Theo tin từ Văn phòng Chính phủ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 88, yêu cầu các  Bộ, Ngành, địa phương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục triển khai các nhiệm vụ được giao trong những tháng còn lại của năm 2021.

Tại Nghị quyết 88, Chính phủ yêu cầu các Bộ, Ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch Covid-19;....

Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động tại các địa bàn có dịch đang diễn biến phức tạp, ngân hàng cần quan tâm hỗ trợ các đối tượng khách hàng có khoản vay nhỏ đang rất khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch bệnh.

Đơn giản hóa quy trình, thủ tục, hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay; tiếp tục thực hiện các chương trình miễn, giảm phí giao dịch thanh toán; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gây gián đoạn nền kinh tế, không chỉ có các doanh nghiệp lao đao, mà những cá nhân nhỏ lẻ có khoản vay tại ngân hàng cũng khó khăn và "ngóng" hỗ trợ từ ngân hàng, nhất là sau khi Chính phủ có yêu cầu "ngành ngân hàng có giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đặc biệt quan tâm đến khách hàng có khoản vay nhỏ đang rất khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch" tại Nghị quyết 88 kể trên, khách hàng cá nhân có khoản vay tại ngân hàng càng mong đợi và hi vọng có thế giảm gánh nặng lãi vay. 

giảm lãi suất

Chính phủ yêu cầu ngân hàng cần quan tâm hỗ trợ các đối tượng khách hàng có khoản vay nhỏ đang rất khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch bệnh

Việc Chính phủ đưa vào nghị quyết việc hỗ trợ khách hàng cá nhân, đặc biệt những khoản vay nhỏ, theo TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn thị trường tài chính Trường đại học Kinh tế TP.HCM (chia sẻ tại Thanh Niên), là tin vui đối với những người đang vay vốn tại ngân hàng. Điều đó thể hiện Chính phủ đã thấy được những khó khăn của khách hàng vay cá nhân. Những khoản vay vài triệu đến vài chục triệu đồng là khá lớn đối với họ, nay gặp phải dịch Covid-19 làm cho thu nhập giảm hoặc mất thu nhập lại dễ bị tổn thương hơn.

Tuy nhiên, để các ngân hàng thương mại mạnh dạn hơn trong việc hỗ trợ cá nhân vay trong giai đoạn này, Ngân hàng Nhà nước cần sớm sửa một số điều khoản tại Thông tư 03, đồng thời đưa ra các tiêu chí điều kiện cá nhân nào được cơ cấu, giảm lãi vay, thủ tục đơn giản.

“Đây là điều kiện cần thiết để chỉ đạo của Chính phủ đi vào cuộc sống, tránh những chính sách đã triển khai trước đây không thực hiện được, tránh tình trạng chính sách một đằng, nhưng khi thực thi lại không hiệu quả do sự kém đồng bộ”, vị này nói và chỉ ra: “Chẳng hạn, gói hỗ trợ lãi suất ở đợt dịch lần thứ nhất vào năm ngoái, dẫn đến thực trạng giải ngân gói hỗ trợ lãi suất rất thấp và rất ít doanh nghiệp có thể tiếp cận được gói này”.

Ông dẫn chứng trường hợp khi doanh nghiệp đề xuất giảm lãi suất thì ngân hàng yêu cầu phải có giấy xác nhận của địa phương về thiệt hại và ảnh hưởng, trong khi chính quyền địa phương lại không có chức năng kiểm tra xem doanh nghiệp có bị ảnh hưởng hay không, cũng như không nhận được văn bản chỉ đạo nào về việc này.

Điều đó khiến chính sách và nguồn ngân sách thì có, nhưng tỷ lệ giải ngân lại rất thấp. Lần này, khi Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Tài chính lên danh sách các ngành nghề chịu ảnh hưởng bởi đại dịch ở từng cấp độ khác nhau và có văn bản chỉ đạo chi tiết với từng ngành nghề tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng sẽ được hưởng mức chính sách tương ứng và giãn nợ, giảm lãi suất.

Theo đó, cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể ở trong ngành nghề tương ứng đó chỉ cần liên hệ ngân hàng để nhận được gói hỗ trợ trên chứ không cần phải có xác nhận ở địa phương, hay bất kỳ thủ tục nào khác.