Hữu An ·
3 năm trước
 3045

Lượng người đói ăn tại Châu Á chiếm hơn một nửa toàn cầu?

Oxfam cho biết mỗi phút trôi qua có 11 người có thể chết vì thiếu ăn nghiêm trọng, trong khi đó, số người có thể tử vong vì dịch bệnh Covid-19 là 7 người/phút. Như vậy, đói ăn có thể giết chết con người trước cả khi mắc dịch, và Châu Á thì có tới hơn 1 nửa số người đói trên toàn cầu.

Một nghiên cứu thường niên do Liên Hợp Quốc thực hiện đã phát hiện ngày càng có nhiều người rơi vào tình trạng thiếu ăn. Trong 5 năm qua, hàng chục triệu người đã gia nhập nhóm đối tượng bị suy dinh dưỡng kinh niên và nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục phải vật lộn chống chọi với các hình thức của suy dinh dưỡng.

Ước tính có khoảng 690 triệu người rơi vào tình trạng thiếu ăn trong năm 2019 - tăng thêm 10 triệu người so với năm 2018 và thêm gần 60 triệu người trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, sự gia tăng này không hề dừng lại. Tổ chức phi chính phủ Oxfam ngày 9/7 cho biết số người thiếu ăn trên thế giới đã tăng mạnh trong năm 2020, gấp 6 lần so với năm 2019.

người thiếu ăn tại Châu Á chiếm một nửa so với toàn cầu

Ước tính có khoảng 690 triệu người rơi vào tình trạng thiếu ăn trong năm 2019 - tăng thêm 10 triệu người so với năm 2018 và thêm gần 60 triệu người trong vòng 5 năm

Trong khi tiến trình xóa đói bị đình trệ, đại dịch COVID-19 càng làm trầm trọng thêm những điểm yếu và thiếu sót trong hệ thống lương thực toàn cầu - ở đây được hiểu là tất cả các hoạt động và quy trình ảnh hưởng đến việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ lương thực, thực phẩm. 

Báo cáo Tình hình An ninh Lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới là nghiên cứu toàn cầu đáng tin cậy nhất theo dõi tiến trình hướng tới mục tiêu xóa bỏ nạn đói và tình trạng suy dinh dưỡng. Châu Á vẫn là nơi có số lượng người suy dinh dưỡng lớn nhất (381 triệu người). Đứng thứ hai là châu Phi (250 triệu người), tiếp theo sau là châu Mỹ Latinh và vùng Caribê (48 triệu người). 

Tổng cộng có nửa triệu người đang sống "trong các điều kiện thiếu ăn" trên thế giới, trong khi 155 triệu người "cực kỳ đói kém", tương đương với dân số của Pháp và Đức cộng lại. Đáng nói là 2/3 số này sống ở các nước đang xảy ra chiến tranh hoặc xung đột. Yemen, Cộng hòa Trung Phi, Afghani, Nam Sudan, Venezuela và Syria là những nước mà các cuộc khủng hoảng lương thực đang ngày một tồi tệ hơn do dịch bệnh và các hậu quả kinh tế. 

Oxfam ước tính mỗi phút có 11 người có thể chết vì thiếu ăn nghiêm trọng, trong khi đó số người có thể tử vong vì dịch COVID-19 là 7 người/phút. Theo Oxfam, kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19, các cộng đồng dễ bị tổn thương trên thế giới đã gửi đi thông điệp rõ ràng, khẩn cấp và nhắc đi nhắc lại: "Đói ăn có thể giết chết con người trước cả khi mắc dịch".

Tỷ lệ thất nghiệp hàng loạt và sản xuất lương thực bị đứt quãng nghiêm trọng đã khiến giá lương thực toàn cầu tăng 40%, mức tăng cao nhất trong hơn một thập niên.

Oxfam nhấn mạnh, xung đột vẫn là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới đói nghèo trên khắp thế giới trong ba năm liên tiếp vừa qua. Thế giới đang chứng kiến khủng hoảng chồng khủng hoảng, những cuộc xung đột không có hồi kết, các hậu quả kinh tế của đại dịch và khủng hoảng biến đổi khí hậu ngày một nghiêm trọng.