TM ·
2 năm trước
 4847

Những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước tiên tiến hiện nay

Có nhưng biện pháp khăc phục ô nhiễm môi trường nước nào? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường nước?

Ô nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt của con người ngày càng cạn kiệt. Do đó, chúng ta cần phải đưa ra những giải pháp hiệu quả để bảo vệ được nguồn nước sạch.

1. Ô nhiễm môi trường nước là gì. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở nước ta đang diễn ra thế nào?

Ô nhiễm môi trường nước có tên gọi bằng tiếng Anh là Water pollution, dùng để chỉ hiện tượng nguồn nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm) bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, trong nước có các chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người và hệ sinh vật.

Biểu hiện ô nhiễm môi trường nước thường thấy nhất là nước có màu lạ (màu vàng, màu đen, màu nâu đỏ,…), mùi lạ (mùi tanh hôi, thối nồng nặc, mùi thum thủm,…) và xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết.

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới rất đáng báo động. Cụ thể:

• Vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện nay không chỉ xảy ra ở đới ôn hòa, mà còn có trên đới nóng, đới lạnh, tức là bao trùm khắp các châu lục. Theo báo cáo ô nhiễm môi trường nước của UNEP, có tới 60% dòng sông của châu Á – Âu – Phi bị ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm hữu cơ.

• Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam cũng không chỉ xảy ra ở nông thôn, mà ô nhiễm nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận cũng rất nghiêm trọng.

Ví dụ dẫn chứng về ô nhiễm môi trường nước ở nước ta hiện nay tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:

• Tại Thành phố Hà Nội: Khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1.000m3 rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm rộng khắp 6 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ).

• Tại thành phố Hồ Chí Minh: Ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp Thanh Lương, có tới khoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm. Những số liệu về ô nhiễm môi trường nước được dẫn chứng ở trên sẽ không ngừng gia tăng mỗi ngày nếu chúng ta không nhanh chóng xác định nguyên nhân và có biện pháp giảm thiểu, loại trừ.

2. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước.

Ô nhiễm nguồn nước do quá trình tăng dân số

Dễ hiểu sự bùng nổ dân số trở thành nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. Khi con người ngày càng nhiều trên trái đất dân số tăng vọt kéo theo rất nhiều hệ lụy liên quan tới nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, đi lại, xây dựng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Tất cả các hoạt động trong đời sống đều không thể thiếu nhân tố nước. Do đó, con người với một loạt các hoạt động phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường tự nhiên nói chung, môi trường nước nói riêng. Vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết hơn trong nội dung phần tiếp theo của bài viết.

Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt

Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập ngày càng nhiều tới vấn đề rác thải nhựa trong sinh hoạt. Vấn nạn này đã, đang và không ngừng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Vậy rác thải nhựa là do đâu? Do chính lối sống sinh hoạt, thói quen tiêu thụ quá nhiều đồ nhựa của con người.

Nhận thức được việc rác thải nhựa là mối đe dọa của toàn nhân loại, những năm trở lại đây, nhiều người đã có ý thức hơn trong việc sử dụng đồ nhựa và tiết giản đồ đạc. Xu hướng sống xanh và bảo vệ môi trường năm 2021 cũng như việc giữ gìn sức khỏe của công đồng được đề cao hơn bao giờ hết.

Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế

Ở Việt Nam, các con số thống kê hiện nay cho thấy đa số các bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước đều chưa có được hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu.

Bạn hãy tưởng tượng rằng: Với lượng bệnh nhân rất lớn được tiếp nhận tại các bệnh viện cùng các biện pháp xử lý khám chữa bệnh và dịch vụ y tế. Nếu các cơ sở này không có phương hướng rác thải dụng cụ, thiết bị y tế đúng cách thì quả là mối nguy với môi trường.

Ô nhiễm do các điều kiện của tự nhiên

Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán,… là những tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước trên trái đất. Chắc hẳn điều này ai trong chúng ta cũng đều cảm nhận được.

Song song với những tác nhân gây ô nhiễm này thì hiện tượng động thực vật chết cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước trong tự nhiên. Cụ thể như: Ao, hồ, sông, suối, nguồn nước ngầm, nước mưa và cả nước biển nữa cũng đều bị ảnh hưởng.

Có thể nói đây là một trong 7 nguyên nhân ô nhiễm nước quan trọng nhất!

Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước đầu tiên bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi. Theo đó, các loại thức ăn thừa không qua xử lý, phân và nước tiểu của vật nuôi xả trực tiếp ra ngoài chính là những tác nhân dễ dàng nhận thấy nhất.

Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc người sân sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… vượt quá liều lượng được khuyến cáo cũng chính là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm do hóa chất bị tồn dư.

Thậm chí, một số bà con nông dân còn sử dụng những loại hóa chất bị cấm như thuốc trừ sâu Monitor, Thiodol,… điều này không chỉ dẫn đến ô nhiễm nước mà còn vô cùng độc hại cho người sử dụng, nhất là khi không được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động.

Ngoài ra, việc cất giữ, bảo quản thuốc không đúng cách, bày ở khắp nơi trong nhà cũng khiến nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm độc. Hoặc, việc vứt bỏ các vỏ chai đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bừa bãi xuống bờ ruộng, kênh rạch cũng là yếu tố nguy cơ.

Ô nhiễm nguồn nước là mặt trái của quá trình sản xuất công nghiệp

Nước thải và rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn đều được xả trực tiếp ra ao, hồ, sông suối mà chưa qua xử lý. Do đó, đây cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất.

Trong nước thải công nghiệp có rất nhiều các anion gây ô nhiễm môi trường nước là Cl-, SO42-, PO43, Na+, K+ và vô số các hợp chất kim loại nặng mang độc tính cao như Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F… chúng sẽ hòa tan trong nước, khiến nguồn nước bị thay đổi tính chất theo chiều hướng có hại.

Ô nhiễm môi trường nước nguyên nhân ở khía cạnh công nghiệp còn do sự nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư, một số cơ quan, tổ chức và cộng động dân cư còn hạn chế, chỉ chú trọng vào lợi ích kinh tế trong khi xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh, vì thế tình trạng nước nhiễm bẩn là điều đương nhiên.

Ô nhiễm nguồn nước do quá trình đô thị hóa

Trong 7 nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước được đề cập trong bài viết, không thể không kể đến yếu tố đô thị hóa. Sự đô thị hóa là quá trình tất yếu của phát triển xã hội. Bất cứ quốc gia nào trên con đường phát triển cũng phải trải qua và sống chung với điều này.

Đất đai quy hoạch thành chung cư, tòa nhà cao ốc, cây cối bị chặt để xây nhà, xây đường, cầu vượt. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã tháo gỡ bộ mặt của tự nhiên và thay vào đó là sự sầm uất, biểu hiện của cuộc sống hiện đại, của kinh tế phát triển.

Đô thị hóa là cần thiết nhưng ý thức của người sống trong đô thị cũng cần văn minh như chính những gì mà họ tạo dựng. Việc tiêu thụ quá nhiều, xả rác bừa bãi và không có ý thức với môi trường sẽ dần hủy hoại cuộc sống của chính con người.

Tóm lại, ô nhiễm nguồn nước không còn là vấn đề mới nhưng chưa giờ cũ. Chúng ta vừa trải qua năm đầu tiên của thập niên mới 2020 với những biến động khôn lường từ dịch bệnh, thiên tai.

Những điều mà tự nhiên ban trả lại con người không phải ngẫu nhiên mà chính hệ quả khó tránh khỏi của việc khai thác, tiêu thụ quá mức mà không biết gây dựng. Ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ nguồn nước nói riêng là điều cấp bách và duy nhất để con người cải thiện chất lượng cuộc sống.

3. Cách nhận biết nguồn nước bị ô nhiễm

Để có thể phát hiện nguồn nước uống, nước sinh hoạt tại gia đình đang bị ô nhiễm, bạn hãy dựa vào những dấu hiệu dưới đây:

– Nhận biết bằng màu sắc và mùi vị

Nguồn nước đảm bảo an toàn thường trong suốt, không màu, không mùi.

  • Nguồn nước có mùi tanh, hôi, thậm chí khai, nước có các màu như vàng nhẹ, nâu đỏ, đục… Đây là dấu hiệu cơ bản nhất cho thấy nguồn nước này đã bị ô nhiễm sắt, phèn và một số tạp chất, kim loại nặng khác.
  • Nguồn nước có mùi giống như thuốc sát trùng hay mùi giống nước tại các bể bơi chính là nước bị nhiễm clo
  • Nước có mùi trứng thối, nhưng màu nước vẫn trong là nguồn nước bị nhiễm H2
  • Nước có váng đen, khi đun nấu thức ăn khó chín, các mảng bám được hình thành bám vào các dụng cụ là nguồn nước bị nhiễm mangan

– Nhận biết qua các vật dụng hàng ngày

  • Đun nước sôi để nguội là một trong những thói quen phổ biến của người dân, khi đun nước sôi thấy dưới đáy ấm bị ố vàng nguyên nhân là do nguồn nước bị nhiễm phèn, sắt.

Khi vòi nước, ống nước, chậu rửa xuất hiện các mảng bám màu trắng xám đây chính là dấu hiệu cho thấy nguồn nước của bạn đang bị nhiễm canxi. Nguồn nước bị nhiễm canxi thường khó phát hiện bởi nó không có các dấu hiệu qua màu sắc hay mùi vị, vì vậy người dân nên hết sức thận trọng và chú ý đến các vật dụng chứa đựng nước để phát hiện kịp thời và ngưng sử dụng nguồn nước chứa canxi để bảo vệ sức khỏe.

  • Đựng nước trong các bình chứa và nhìn dưới đáy thấy có cặn đen cho thấy nguồn nước đang sử dụng bị nhiễm mangan.

Trên đây đều là những dấu hiệu cơ bản và dễ dàng nhận biết nguồn nước sinh hoạt đang trong tình trạng ô nhiễm. Tuy nhiên, để biết chính các mức độ ô nhiễm và xác định rõ nguồn nước có chứa thành phần độc hại không màu, không mùi hay không (tiêu biểu như asen) thì cần áp dụng các biện pháp công nghệ cao cấp mới đảm bảo cho kết quả chính xác.

4. Biện pháp khăc phục ô nhiễm môi trường nước.

Nâng cao ý thức cộng đồng

Để bắt tay vào hành động, mỗi người cần phải hiểu và ý thức được việc bảo vệ môi trường nước sạch quan trọng như thế nào. Đây là chiến dịch của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi đất nước và của cả toàn cầu.

“Một cây làm chẳng nên non – 3 cây chụm lại nên hòn núi cao”, một người bảo vệ nguồn nước thì sẽ vô ích nhưng nhiều người, cả xã hội cùng có ý thức bảo vệ nguồn nước thì chắc chắn kết quả sẽ khác. Do đó, biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch đầu tiên đã chính là thức tỉnh và nâng cao ý thức của người dân hành động. Đó không phải là những phát minh gì cao siêu, có thể chỉ là hành động tiết kiệm nước sạch khi sử dụng.

Giữ sạch nguồn nước

Biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả tiếp theo đó chính là giữ sạch nguồn nước. Không nên vứt rác thải bừa bãi ra môi trường, không được thải trực tiếp nước thải chưa được xử lý ra nguồn nước sạch. Chúng ta đều biết những cái túi nilon làm một trong những chất liệu rất khó để mà phân hủy. Có thể đến hàng ngàn năm sau chúng vẫn chưa tan rã ra.

Không được phóng uế bậy ra nguồn nước, đặc biệt không sử dụng phân tươi để bón cho rau củ, cây cối. Hạn chế tối đa sử dụng thuốc sử dụng, nếu sử dụng cần phải đúng hướng dẫn.

Tiết kiệm nguồn nước sạch

Bảo vệ nguồn nước chính là hành động tiết kiệm, giảm lãng phí nước trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, bạn hãy tắt vòi nước khi đánh răng/rửa mặt/rửa tay/giặt giũ xong. Đường ống dẫn nước/bể nước bị rò rỉ cần phải kiểm tra và khắc phục ngay để tránh bị thất thoát nước sạch ra ngoài.

Đặc biệt, khi trời có mưa, nên sử dụng thùng đựng nước mưa để tận dụng vào việc rửa dụng cụ, rửa xe cộ hoặc dùng để tưới cây. Vừa tận dụng được nước mưa từ thiên nhiên vừa tiết kiệm được nguồn nước sạch, tránh gây lãng phí.

Xử lý phân thải đúng cách

Biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả tiếp theo được Chính phủ các nước khuyến khích áp dụng đó chính là xử lý phân thải đúng cách. Đối với các gia đình đông thành viên, gia đình làm vườn, chăn nuôi gia súc gia cầm nhiều cần phải có kế hoạch thu gom phân thải khoa học. Nếu được, bạn nên xây dựng các hố ủ vệ sinh khoa học để đựng và ủ phân cho hoai trước khi đem bón cho cây hoặc xả ra môi trường. Tuyệt đối tránh tình trạng xả phân trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước.

Sử dụng sản phẩm hữu cơ:

Phân loại và xử lý đứng các loại rác thải sinh hoạt

Mỗi gia đình cần phải sắm cho mình các thùng đựng rác có nắp kín để đậy. Đồng thời, phải biết cách phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ riêng để có các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả. Đối với các tòa nhà chung cư, sinh hoạt tập thể, công cộng, cần phải có các thùng rác lớn nắp đậy kín và phân chia loại rác rõ ràng để người dân vứt rác vào. Đồng thời, những khu sinh sống tập thể cần phải có các biện pháp xử lý rác hợp vệ sinh, hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước sạch.

Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp

Mỗi khu vực, tỉnh thành cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp trước khi đổ ra cống xả nước chung. Đặc biệt, tại các khu công nghiệp, bệnh viện, quá trình xử lý nước thải lại cần được chú trọng hơn.

Phải xây dựng và tuân thủ quy định của pháp luật về xử lý nước thải ra môi trường. Tránh tình trạng xả trực tiếp nguồn nước sinh hoạt ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước.

Hướng tới nông nghiệp xanh

Người nông dân có thể tham gia bảo vệ môi trường bằng cách hướng tới nông nghiệp xanh. Cụ thể, nông dân hãy xây dựng và lên kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng trong nông nghiệp. Hạn chế tối đa tình trạng chất dinh dưỡng dư thừa ngấm vào đất, nguồn nước ngầm.

Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm

Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm, bao bì nilon cũng là biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả. Vì thế, bạn nên tránh dùng các túi đựng, sử dụng một lần rồi vứt như: Hộp đựng thức ăn nhanh, cốc nhựa, … Khi đi mua sắm, nên mang túi riêng đi đựng để bảo vệ môi trường.

Tận dụng sản phẩm có thể tái chế

Thay vì sử dụng các sản phẩm chỉ sử dụng một lần rồi vứt hay bao bì nilon gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Bạn hãy áp dụng phương pháp tận dụng bất cứ sản phẩm nào bản thân có thể tái chế sử dụng được. Hành động này sẽ góp phần giảm thiểu được một số lượng rác thải lớn ra môi trường. Đồng thời, bạn sẽ cảm thấy thích thú với sự sáng tạo của mình trước các đồ dùng được tái chế.

Tránh gây ô nhiễm trong nông nghiệp

Thực tế, không chỉ các hoạt động sản xuất công nghiệp mới gây ô nhiễm nguồn nước. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng gây hưởng lớn đến nguồn nước sạch sinh hoạt của con người. Vì thế, đối với chăn nuôi, người dân nên kết hợp với kỹ thuật chăn nuôi công nghiệp cao. Cần phải có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi đồng bộ và biện pháp quây rốt xử lý hợp vệ sinh. Tránh tình trạng thải chất thải trực tiếp ra ngoài môi trường.

Đối với cây trồng, nông dân cần phải sử dụng phân bón đúng liều lượng, đúng thời gian. Tránh tình trạng dư thừa làm ô nhiễm môi trường đất, dẫn tới ô nhiễm chất lượng nguồn nước.

Nói chung chúng ta đã có nhận biện pháp rất đơn giản để giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường nước, nhưng trên hết vẫn là ý thức chung của cộng đồng, cũng như những giải pháp cụ thể về chế tài của chính phủ đối với nhưng hành động gây hủy hoại môi trường nước.

Nguồn: PGS.TS Nguyễn Đức Khiển/moitruongvadothi.vn