Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam phân tích, tính tới ngày 4/6/2024, tỷ giá USD/VND các ngân hàng thương mại niêm yết đã tăng 3,97% so với đầu năm và tỷ giá USD/VND giao dịch giữa các ngân hàng thương mại với nhau đã tăng xấp xỉ 4,86% so với đầu năm. So với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới mức giảm giá của đồng Việt Nam thời gian qua ở mức trung bình.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.
Sau khi dự báo Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất sớm hơn dự kiến, sức ép từ Dollar Index cũng sẽ sớm hạ nhiệt, cán cân thương mại trong nước tiếp tục tăng trưởng ổn định thì tỷ giá USD/VND sẽ bớt chịu áp lực hơn trước. Dự báo cuối năm nay tỷ giá USD/VND sẽ tăng thêm khoảng 1% và giao động từ 25.700 đến 25.800 đồng.
Ngoài ra, đồng nội tệ của các quốc gia cạnh tranh trực tiếp về xuất khẩu hàng may mặc và dệt may với nước ta, chẳng hạn như Bangladesh, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia dự báo đều mất giá mạnh so với Việt Nam đồng, nhất là Bangladesh và Mexico. Điều này làm tăng tính cạnh tranh rất lớn đối với hàng dệt may xuất khẩu của họ so với Việt Nam.
Về lãi suất đồng Việt Nam đến cuối năm nay, theo dự báo của các chuyên gia, thời gian qua mặt bằng lãi suất huy động đã chạm đáy và đang bắt đầu đi lên. Dự báo từ giờ đến khoảng tháng 7, tháng 8 năm nay, lãi suất huy động VND tiếp tục tăng lên do huy động vốn toàn hệ thống còn tăng trưởng âm 0,3% so với đầu năm và tín dụng của nền kinh tế bắt đầu tăng trở lại. Bình quân lãi suất huy động sẽ duy trì ở mức 6,5% - 6,8%.
Tăng trưởng tín dụng trong 5 tháng đầu năm vẫn còn khá chậm (chỉ tăng xấp xỉ 3%). Mặt bằng lãi suất cho vay của nền kinh tế nhìn chung vẫn còn cao, do đó lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm khoảng 1%-1,5% đến tháng 8/2024 và dự báo lãi suất cho vay chỉ bắt đầu tăng trở lại đầu tháng 9/2024.
Với dự báo Fed sẽ cắt giảm lãi suất sớm hơn dự kiến, sức ép từ Dollar Index cũng sẽ sớm hạ nhiệt, cán cân thương mại trong nước tiếp tục tăng trưởng ổn định thì tỷ giá USD/VND sẽ bớt chịu áp lực hơn trước. Dự báo cuối năm nay tỷ giá USD/VND sẽ tăng thêm khoảng 1% và giao động từ 25.700 đến 25.800 đồng.
Theo TS. Trần Văn- nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội, một số khía cạnh cần lưu tâm đó là cầu tiêu dùng trong nước những tháng đầu năm tăng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái và giai đoạn 2015-2019, trong khi áp lực cạnh tranh gia tăng ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Thêm vào đó, tỷ giá được dự báo chịu sức ép từ thị trường tài chính, tiền tệ thế giới nên tỷ giá USD bán ra tại các ngân hàng thương mại có xu hướng tăng (thậm chí đã vượt ngưỡng tâm lý 25.000 đồng/USD).
Chính vì thế, việc theo dõi sát, nắm chắc tình hình, phân tích, dự báo, nhìn nhận rõ những vấn đề để chủ động, linh hoạt ứng phó là yêu cầu cấp bách đối với cả cơ quan hoạch định chính sách và doanh nghiệp. Đồng thời cũng là cách mỗi doanh nghiệp tự vận động vượt khó, tham gia một cách hiệu quả, thực chất vào quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các mô hình kinh doanh mới.
Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật
https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/7961968433862843