TM ·
2 năm trước
 2873

PGS.TS Nguyễn Thị Chính: Nấm dược liệu hỗ trợ điều trị ung thư và kháng virus SARS-CoV-2 hiệu quả

Kết luận này là nguồn động viên, khích lệ cho PGS.TS Nguyễn Thị Chính và Công ty Nấm Linh Chi tự tin, đưa sản phẩm mới vào phục vụ hỗ trợ người dân trong cuộc chiến với căn bệnh ung thư và chiến đấu chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay.

Hoạt chất Beta Glucan, vũ khí kỳ diệu trong nấm dược liệu  

Cuối năm 2021 và đầu năm 2022, PGS.TS Nguyễn Thị Chính liên tiếp nhận được hai tin vui. Thứ nhất là ngày 27/12/2021, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương- Bộ Y tế đã có “Kết quả đánh giá khả năng ức chế virus SARS-CoV-2 của chế phẩm Beta-1,3-D-Glucan và Beta-Glucan”. Tiếp theo, ngày 17/1/2022, Trung tâm nghiên cứu, sản xuất Vaccine và Sinh phẩm Y tế cũng có “Kết quả đánh giá khả năng ức chế tế bào ung thư của chế phẩm Bate Gluacan (Gold) và Beta Gluacn (Plus1)”.

Nhận được tài liệu do hai cơ quan chuyên môn nói trên gửi đến, nhà nữ khoa học vội vàng mở ra xem và mừng đến trào nước mắt. “Kết luận của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất Vaccine và Sinh phẩm Y tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu của tôi nhằm chứng minh tác dụng của hoạt chất Beta glucan trong các loài nấm dược liệu có khả năng ức chế hiệu quả tế bào ung thư và kháng virus SARS-CoV-2.

Kết luận này là nguồn động viên, khích lệ cho Công ty Nấm Linh Chi phấn khởi, tự tin, khẩn trương sản xuất để đưa sản phẩm mới vào phục vụ nhân dân trong cuộc chiến với căn bệnh ung thư và chiến đấu chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay”, bà Chính cho biết.

Nhiều năm qua, “Bà Chúa nấm” -  PGS.TS Nguyễn Thị Chính đã cùng với các cộng sự đi sâu vào nghiên cứu, thử nghiệm tác dụng của hoạt chất Beta glucan có trong các loại nấm dược liệu để hỗ trợ điều trị đối với bệnh nhân bị ung thư, huyết áp, tiểu đường, mỡ máu...

Cũng có không ít người bị ung thư đã tuyệt vọng, nhưng may mắn được người quen giới thiệu hoặc tìm hiểu thông tin trên mạng, họ đã tìm đến PGS.TS Nguyễn Thị Chính và được bà tận tình tư vấn, hướng dẫn sử dụng hỗ trợ điều trị bằng các sản phẩm của Công ty Nấm Linh Chi. “Chính hoạt chất Beta Glucan có trong nấm dược liệu đã làm nên điều kỳ diệu đó”, bà Chính nhấn mạnh.  

Beta glucan là một hợp chất kích thích hệ miễn dịch mạnh được tìm thấy trong một số loài nấm dược liệu, nấm men và một số thực phẩm khác. Beta glucan là một polysacharide được tạo thành từ nhiều phân tử đường liên kết với nhau ở các vị trí khác nhau. Phân tử Beta glucan gồm (1,3), (1,6), (1,4) –b-d-glucan, các nhà khoa học gọi là “chất bổ sung đáp ứng sinh học”, nó liên kết với bề mặt của tế bào miễn dịch bẩm sinh, cho phép các tế bào có sự phối hợp tốt hơn, mạnh hơn khi bị các sinh vật lạ tấn công như: vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, virus, kí sinh trùng và những tế bào lạ.

Đội quân xung kích của những tế bào có thẩm quyền miễn dịch

PGS.TS Nguyễn Thị Chính giải thích, Beta glucan còn giúp kích thích việc sản sinh tế bào gốc miễn dịch trong tủy xương, dẫn đến việc giải phóng các tế bào miễn dịch mới vào mạch máu và mạch bạch huyết, làm tăng dần và điều hòa hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Liệu pháp miễn dịch này theo cơ chế trên là an toàn và hiệu quả. Nó tác động lên toàn bộ cơ thể làm tăng đội quân xung kích của những tế bào có thẩm quyền miễn dịch; ngăn chặn các gốc tự do trong cơ thể, trung hòa chất độc, chống lão hóa, chống đột biến gen, ngăn ngừa ung thư.

Beta glucan có thể giúp làm giảm cholesterol (xấu) LDL và triglycerides trong máu, giúp cải thiện hệ tim mạch, giảm đột quỵ, cải thiện hệ hô hấp, tiêu hóa… Làm giảm tác dụng phụ của hóa trị liệu và xạ trị. Beta glucan liên kết với bề mặt kháng thể, đại thực bào và tế bào NK để kích hoạt và điều phối các cuộc tấn công của chúng mạnh hơn, hiệu quả hơn đối với kẻ thù.

Đặc biệt, nó giúp cho kháng thể phản ứng bằng cách châm mồi các tế bào miễn dịch để nhận biết các phức hợp bổ sung - kháng thể để có thể tiêu diệt các tế bào khối u. Sự hợp tác của kháng thể với Beta glucan còn mạnh hơn bức xạ hoặc hóa trị. Những nghiên cứu về Beta glucan đã cho thấy nó ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

"Nhiều năm qua, chúng tôi đã nghiên cứu về hoạt chất sinh học có trong nấm dược liệu cũng như vai trò của nó đối với hệ miễn dịch và khả năng chống tế bào ung thư và một số bệnh khác. Với công nghệ sinh học chúng tôi tự tin đã có được thứ vũ khí kỳ diệu tạo ra từ nấm quý để hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư quái ác và chiến đấu với dịch bệnh Covid-19 hiện nay", PGS.TS Nguyễn Thị Chính chia sẻ.

Nuôi trồng nấm để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

Năm 1987, sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại CH Sec (Tiệp Khắc) trở về Việt Nam, bà Nguyễn Thị Chính càng nung nấu quyết tâm đi về các địa phương để chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm nuôi trồng nấm ăn cho nông dân. Không quản khó khăn vất vả, dấu chân của nhà nữ khoa học đã in trên các tỉnh miền núi phía bắc và đồng bằng sông Cửu Long. Càng đi, bà càng đam mê với những đề tài nghiên cứu Khoa học về nấm đang được ấp ủ nhưng bà lại càng nhận thấy điều kiện tự nhiên, khí hậu của nước ta rất phù hợp để phát triển nghề trồng nấm ăn, nấm quý.

Hơn nữa, nếu người nông dân được khuyến khích, tạo điều kiến áp dụng kỹ thuật nuôi trồng nấm theo công nghệ sinh học của PGS.TS Nguyễn Thị Chính thì không có gì khó.

“Tôi nhớ hồi những năm 80, đời sống người dân trên cả nước vẫn còn muôn vàn khó khăn, thực phẩm, rau xanh không đủ cung cấp cho người dân sống thành thị; giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn của các gia đình rất nghèo nàn, nhưng người Việt mình ở thành phố cũng như ở nông thôn thời đó chưa có thói quen ăn nấm thay rau, trong khi nấm ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn cả rau, củ. Tôi cùng các đồng nghiệp bỏ nhiều công sức để nghiên cứu, thử nghiệm nuôi và thu hoạch được nhiều giống nấm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng đem biếu người ta cũng không lấy, có hôm phải bỏ đi tiếc đứt ruột, nhưng bây giờ câu chyện đã khác”, bà Chính chia sẻ.   

Trả lời câu hỏi của P.V về vấn đề “Phát triển nghề trồng nấm ăn, nấm dược liệu sẽ tác động thế nào tới người dân và môi trường?”, PGS.TS Nguyễn Thị Chính cho rằng điều này chỉ có lợi nếu được Bộ Nông nghiệp và PTNT, các doanh nghiệp, các HTX Nông nghiệp cùng Hội Nông dân Việt Nam quan tâm tạo điều kiện khuyến nông cho nông dân tiếp cận với công nghệ nuôi trồng và chế biến nấm.

Sản phẩm nấm vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước vừa phục vụ xuất khẩu. Nuôi trồng, chế biến nấm ăn, nấm dược liệu không chỉ đem lại giá trị kinh tế, tạo việc làm cho khu vực nông thôn, nâng cao mức sống cho nông dân; tăng giá trị dinh dưỡng trong cơ cấu bữa ăn cho cho người Việt mà còn tác động tích cực tới môi trường.

Nông thôn sẽ giảm thiểu ô nhiễm và trong lành hơn, vì để nuôi trồng nấm người nông dân, doanh nghiệp và các trang trại sẽ tận dụng phế thải nông nghiệp như rơm, phân gà, mùn cưa, bông thải. Đó cũng chính là một thành phần của “Nền kinh tế tuần hoàn” mà nhiều quốc gia trên thế giới hiện đang ra sức theo đuổi. Rõ ràng, nếu phát triển tốt nghề nuôi trồng, chế biến nấm hoàn toàn đem lại nguồn lợi nhiều mặt cho nông thôn, nông dân.                                                       

Từ Ngọc Lang