Văn Đại ·
3 năm trước
 2527

Phân loại, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thường

Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được phân định, phân loại riêng với chất thải nguy hại, trường hợp không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định về chất thải nguy hại.

Phân loại, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường

- Căn cứ vào Khoản 12 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.

- Căn cứ vào Điều 29 Nghị định 38/2015/NĐ-CP

Phân loại, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thường

Ảnh: Internet

Công tác phân định, phân loại và lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành như sau:

1. Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được phân định, phân loại riêng với chất thải nguy hại, trường hợp không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định về chất thải nguy hại.

2. Việc phân định, phân loại, lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

3. Chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại thành 03 nhóm sau:

+ Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất;

+ Nhóm chất thải rắn sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;

+ Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý bằng các phương pháp đốt, chôn lấp, hoàn nguyên các khu vực đã kết thúc khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và phương pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan;

+ Trường hợp chất thải rắn công nghiệp thông thường không được phân loại, phải được xử lý theo quy định tại điểm c Khoản này.

4. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng và sử dụng trong các công trình xây dựng; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng và sử dụng trong các công trình xây dựng gửi Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Trường hợp chưa ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật thì áp dụng tiêu chuẩn của một trong các nước như EU, Mỹ, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.

Tuy nhiên, tại điều 81, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 quy định việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường được thống nhất giao cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý. Cụ thể:


1. Chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại thành các nhóm sau đây:

a) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất;

b) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;

c) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý.

2. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm phân loại tại nguồn theo quy định tại khoản 1 Điều này; lưu giữ bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn công nghiệp thông thường không được phân loại phải được quản lý như chất thải quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

3. Chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại không thực hiện việc phân loại hoặc không thể phân loại được thì được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

4. Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại; không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải rắn công nghiệp thông thường; không làm phát tán bụi, rò rỉ nước thải ra môi trường; lưu giữ bằng các thiết bị, dụng cụ, khu vực lưu giữ phù hợp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Việc vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

a) Chất thải phải được chứa, đụng trong các thiết bị, dụng cụ bảo đảm không rơi vãi, rò rỉ, phát tán ra môi trường trong quá trình vận chuyển, trừ trường hợp chất thải đặc thù có khối lượng lớn phải chứa, đựng trực tiếp bằng các thiết bị, thùng chứa của phương tiện vận chuyển;

b) Chất thải phải được vận chuyển theo loại sau khi đã được phân loại theo quy định;

c) Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý phải có thiết bị định vị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, hoạt động theo tuyến đường và thời gian quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 

Nguồn