Các nhà khoa học nhìn thấy nó vào ngày 26/6 ở độ sâu khoảng 800m quanh một quần thể đá ngầm ở quần đảo Phoenix Islands, nằm ở trung tâm Thái Bình Dương.
Loài bạch tuộc cephalopod hiếm này tương đối nhỏ, chỉ dài 45 cm, bao gồm cả các xúc tu.
Cơ thể trong suốt của chú bạch tuộc khiến ta có thể nhìn thấy hết các bộ phận bên trong. (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt).
Tiến sĩ Jyotika Virmani, Giám đốc điều hành của Viện Đại dương Schmidt cho biết: “Việc phát trực tiếp các chuyến lặn biển cho chúng ta cái nhìn về những sinh vật hiếm thấy và hấp dẫn như loài bạch tuộc thủy tinh trong suốt này. Bằng cách cung cấp nền tảng công nghệ để nâng cao hiểu biết về đại dương, chúng tôi kích hoạt trí tưởng tượng đồng thời giúp nâng cao hiểu biết khoa học và bảo vệ thế giới dưới nước của chúng ta".
Theo Viện Đại dương Schmidt, mặc dù loài bạch tuộc thủy tinh hiếm khi được nhìn thấy trong tự nhiên, nhưng Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế đã liệt nó vào danh sách Những loài Ít được quan tâm nhất do quần thể sống ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới,.
Các nhà nghiên cứu cũng quay được cảnh các cộng đồng san hô biển sâu đa dạng, một con cá mập voi, loài cua bắt trộm cá của nhau, một con sao biển ăn san hô sống và các sinh vật biển khác trong chuyến thám hiểm kéo dài 34 ngày với hơn 30.000 km2 đáy biển.