Huyền My ·
2 năm trước
 3534

Quần thể chim hoang dã chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu

Những ảnh hưởng mà biến đổi khí hậu gây nên cho môi trường sống của con người cũng như các loài động vật hoang dã là không thể đếm xuể.

Tại một cuộc khảo sát trên tất cả 525 loài trú ẩn trong hệ thống khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia, các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Audubon quốc gia đã phát hiện một nửa số loài chim trong quần thể sẽ biến mất do những thay đổi về môi trường sống của chúng nếu nhiệt độ toàn cầu tăng mà không được kiểm soát. Một báo cáo của Audubon năm 2019 cho thấy 2/3 số loài chim ở toàn bộ Bắc Mỹ có thể dễ bị tuyệt chủng nếu nhiệt độ toàn cầu tăng hơn 1,5 độ C.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Theo ông Brooke Bateman - Giám đốc khoa học khí hậu tại National Audubon Society cho biết: “Nhiệt độ ấm lên đang khiến nhiều loài chim bị đẩy ra khỏi nơi chúng gọi là nhà, bất kể có môi trường sống phù hợp hơn gần đó hay không? Những nơi mà chúng cần để sinh tồn đang thay đổi nhanh chóng và không phải tất cả chúng đều có thể thích nghi được với môi trường đó. Sự thay đổi đặc biệt đáng chú ý ở các vĩ độ phía bắc và độ cao lớn, nơi những con chim tìm kiếm nhiệt độ mát hơn có thể hết nơi để đi”.

Kết quả sẽ là một quần thể sinh sống của chim bị đảo lộn, trông rất khác so với hiện tại, khi các loài biểu tượng của một số vùng thay đổi. Một số loài như Tundra Swan, Rufous Hummingbird, chim chích chòe than vàng và chim chích chòe đen có thể biến mất hoàn toàn khỏi hệ thống.

Bên  cạnh đó, ông Bateman cũng kết luận rằng: “Mặc dù thật đáng buồn khi nghĩ rằng bạn có thể không còn nhìn thấy một số loài mà bạn đã từng thấy ở một số vùng nhất định nữa, nhưng vấn đề lớn hơn là một số loài sẽ biến mất hoàn toàn khỏi quần thể rộng lớn này. Bởi vì hệ thống nơi trú ẩn của động vật hoang dã bao phủ một loạt các hệ sinh thái trên khắp đất nước, hậu quả đối với các loài chim trong nơi trú ẩn cho chúng ta biết rất nhiều về những gì có thể tồn tại đối với con người nếu chúng ta không hành động."

Hệ thống khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia trải dài 95 triệu ha trên đất liền và cũng bao gồm 760 triệu vùng đất và vùng nước ngập nước.

Audubon đã cung cấp bản tóm tắt khoa học cho tất cả 525 nơi trú ẩn , chi tiết những mối đe dọa khí hậu cụ thể đang ảnh hưởng đến từng nơi ẩn náu, loài nào sẽ dễ bị tổn thương về khí hậu, lượng mưa và nhiệt độ có thể thay đổi như thế nào trong 30 năm tới mà không có bất kỳ hành động ngăn chặn nào. Audubon đang làm việc với những người ra quyết định và quản lý đất đai để đảm bảo Hệ thống khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia có đủ kinh phí và để mở rộng hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu của các loài chim và người khi chúng thích ứng với khí hậu thay đổi. Tổ chức này cũng đang sử dụng dữ liệu để hỗ trợ mở rộng và mua lại hệ thống lánh nạn.

Số lượng cua tuyết ở Alaska suy giảm mạnh do biến đổi khí hậu

Các quan chức ở Alaska đã hủy bỏ mùa đánh bắt cua hoàng đế mùa thu và cua tuyết mùa đông của bang sau khi các cuộc điều tra gần đây cho thấy số lượng loài giáp xác giảm mạnh. Mặc dù có thể có một số nguyên nhân dẫn đến số lượng cua giảm, nhưng rõ ràng biến đổi khí hậu đã đóng một vai trò quan trọng. Nhiệt độ xung quanh Bắc Cực đã ấm lên nhanh hơn 4 lần so với phần còn lại của hành tinh. Biến đổi khí hậu đã làm băng biển ở khu vực Bắc Cực tan nhanh hơn , đặc biệt là ở Biển Bering của Alaska.

Các quan chức Alaska cho biết họ đã tham khảo ý kiến ​​kỹ lưỡng với các bên liên quan trước khi hủy bỏ mùa đánh bắt. Họ cho biết họ nhận thức được tác động của việc tạm ngưng hoạt động khai thác cua tuyết đối với ngư dân, ngành công nghiệp và cộng đồng nhưng họ vẫn phải cân bằng giữa nhu cầu kinh tế với bảo tồn hệ sinh thái vùng.