TM ·
1 năm trước
 4628

Sự “bùng nổ” tiêu dùng vật liệu sinh học trong năm 2021

Sau khi bị giới hạn ở các thí nghiệm quy mô nhỏ trong nhiều năm, vật liệu sinh học cuối cùng đã trở thành xu hướng tiêu dùng vào năm 2021.

Jad Fink đến từ thương hiệu giày Allbirds cho biết: “Trong năm ngoái, sự quan tâm đến vật liệu sinh học đã thực sự bùng nổ.”

Bằng chứng là hãng đã phát triển một loại giày sneaker bằng nhựa dẻo sinh học hiện đang được các công ty bao gồm Reebok và Timberland sử dụng.

Các giải pháp thay thế sinh học khác cho dầu mỏ, bê tông và thép có thể hấp thụ CO2 thay vì chỉ thải ra nó gần đây đã được ủng hộ bởi làn sóng các nhà đầu tư tên tuổi. Có thể kể đến dự án Adidas và Hermès kết hợp da sợi nấm vào các sản phẩm thời trang hay BMW ra mắt một mẫu xe với lốp xe làm bằng mủ tự nhiên và một chiếc vô lăng làm từ mùn cưa.

 
Mẫu xe Vision Circular của BMW có lốp được làm từ cao su thiên nhiên và nhựa tái chế.

Với sự đầu tư ngày càng tăng, các nhà sản xuất đã có thể tăng cường khả năng sản xuất của mình đồng thời hạ giá thành của sản phẩm, làm cho nguồn cung cấp vật liệu sinh học trở nên dễ tiếp cận và đa dạng hơn.

Trước khi bị bỏ quên bởi sự ra đời của vật liệu tổng hợp trong thời đại công nghiệp, vật liệu sinh học có nguồn gốc từ động thực vật đã được con người sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt hằng ngày.

Trong những năm gần đây,các sinh viên thiết kế, nhà nghiên cứu vật liệu và nhà khoa học đã mày mò để điều chỉnh các giải pháp lâu đời này cho các ứng dụng đương đại, khi nhận thức ngày càng tăng về chất thải và khí thải carbon sinh ra từ những vật liệu hiện đại.

Mycelium đã được sử dụng để tạo ra vật liệu cách nhiệt.

Năm 2021 chứng kiến một sự bùng nổ trong sử dụng các vật liệu có nguồn gốc thực vật khi các ông lớn liên tục rót tiền vào lĩnh vực này.

Vật liệu sinh học có thể cung cấp một giải pháp thay thế đầy hứa hẹn cho các sản phẩm thiết yếu vì chúng được làm từ các nguồn tài nguyên tái tạo, thường thải ra ít carbon dioxide hơn trong quá trình sản xuất và chế biến đồng thời dễ tái chế và phân hủy sinh học hơn.

Khi được sản xuất theo cách tái sinh, chúng cũng có khả năng không sinh ra carbon, vì thực vật và sinh vật như tảo và nấm giúp loại bỏ CO2 khỏi bầu khí quyển khi chúng còn sống bằng cách lưu trữ trong tế bào của mình.

MarinaTex là một loại nhựa sinh học làm từ vảy cá của sinh viên Lucy Hughes.

“Nói chung, bất cứ thứ gì tự nhiên đều có khả năng hấp thụ nhiều carbon hơn lượng carbon sản sinh ra”, Fink, phó chủ tịch về đổi mới và tính bền vững của Allbirds cho biết.

Do thiếu kinh phí, công cuộc sinh học hóa này cho đến nay thường tốn kém, khó mở rộng quy mô và bị xếp vào các dự án thử nghiệm như gian hàng Hy-Fi của The Living và nhựa sinh học vảy cá do Lucy Hughes phát triển.

Không chỉ khởi sắc ở lĩnh vực thời trang hay công nghệ, các vật liệu sinh học cũng được giới kiến trúc sư nghiên cứu và đưa vào thực tiễn.

Gian hàng Serpentine có không gian được ốp bằng các tấm nứa.

Trong khi các quy định xung quanh lượng khí thải carbon của các tòa nhà vẫn còn lỏng lẻo, các kiến ​​trúc sư đang bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc giảm thiểu không chỉ lượng khí thải hoạt động của các tòa nhà mà còn cả lượng khí thải từ vật liệu và xây dựng.

Do đó, các công ty kiến ​​trúc nổi tiếng bao gồm Skidmore, Owings & Merrill (SOM) và Snøhetta gần đây đã hợp tác với các trường đại học trong các dự án nghiên cứu vật liệu, điều tra mọi thứ từ vật liệu xây dựng bằng sợi nấm đến bê tông làm bằng tảo hoặc than sinh học.

Để sản xuất vật liệu sinh học tái sinh cũng đòi hỏi một hệ thống tái sử dụng và tái chế vật liệu thành các sản phẩm có giá trị tương tự để ngăn chặn việc dư thừa chất thải sinh học, thứ có thể giải phóng carbon dự trữ của nó trở lại bầu khí quyển trong quá trình phân hủy hoặc đốt.

Pyratex và Phillip Lim đã sử dụng lưới tre và rong biển để thiết kế mẫu váy.

Polanco cho biết: “Các thương hiệu mà chúng tôi hợp tác hiện quan tâm đến tính lưu hành hơn là khả năng phân hủy sinh học. Bởi vì ngay cả khi bạn nói rằng loại vải này có thể phân hủy trong những điều kiện nhất định, bạn cũng không thể đảm bảo rằng điều đó sẽ xảy ra.”

Pyratex đã thử nghiệm phương pháp này dưới hình thức một chương trình mua lại với thương hiệu thời trang Tây Ban Nha Neutrale, trong đó các sản phẩm may mặc không sử dụng được làm từ vải Pyratex được trả lại cho nhà sản xuất để chuyển đổi thành hàng dệt mới.

Nếu ngành công nghiệp vật liệu sinh học đang phát triển có thể quản lý những thách thức này một cách hiệu quả, chúng ta có thể nhìn lại năm 2021 như một bước ngoặt trong cách mọi thứ được tạo ra và các tòa nhà được xây dựng bằng vật liệu sinh học.

THEO: DEZEEN