Vi Trinh ·
2 năm trước
 2417

Thiệt hại nặng nề do áp thấp nhiệt đới đổ bộ đến địa phương như thế nào?

Báo cáo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, tính đến 17h ngày 8/7, ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đã làm ngập khoảng 23.619 ha lúa, sạt lở một số tuyến đường liên thôn,… Ước tính thiệt hại khoảng 2,7 tỉ đồng.

Cụ thể, về nông nghiệp, trong ngày 8/7 ngập 23.619 ha lúa (tại tỉnh Nam Định 22.819 ha, tỉnh Ninh Bình 500 ha, tỉnh Thái Bình 300 ha). 

Bên cạnh đó, hư hỏng tràn Khe Gầy và sạt lở một số tuyến đường liên thôn tại tỉnh Thọ; sạt lở 50 m3 đất gây ách tắc tại Km28+30, tỉnh lộ 174 (tỉnh Yên Bái), hiện đã thông xe. Ước tính thiệt hại khoảng 2,7 tỉ đồng.

thiệt hại do áp thấp nhiệt đới

Trước tình hình thiên tai dự báo vẫn diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (PCTT), Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) vừa ban hành Công điện số 08/CĐ-TW, ngày 7/7/2021về ứng phó với diễn biến mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng.

Đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến, sẵn sàng phương án ứng phó với mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất. Bằng mọi hình thức thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, tổ chức kiểm tra rà soát nơi ở của người dân. Sẵn sàng các phương án ứng phó, tránh bị động khi có tình huống thiên tai xảy ra, bố trí lực lượng, vật tư phương tiện tại chỗ triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho Nhân dân, đặc biệt là chuẩn bị điều kiện cho việc sơ tán di dời dân cư ở các khu vực có nguy cơ cao trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết. Sẵn sàng phương án vận hành công trình tiêu úng, đề phòng ngập úng khu vực đô thị, vùng trũng thấp.

Chỉ đạo huy động lực lượng xung kích PCTT cơ sở triển khai kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ cao, kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường, các sự cố, báo cáo chính quyền và thông tin đến người dân để chủ động phòng tránh, kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hầm, lò khai thác khoáng sản, các hồ chứa và hạ du. Chỉ đạo tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Năm 2021, châu Á sẽ phải "hứng chịu" mùa bão khắc nghiệt hơn mọi năm

Theo dự báo, khoảng 10 trong số 20 cơn bão dự kiến hình thành ở phía Tây Thái Bình Dương đến tháng 9/2021 sẽ đổ bộ vào các nước Đông Á. Các cơn bão với sức gió mạnh từ 63-250 km/h, kéo theo mưa và nước dâng do bão có thể phá hủy các khu vực ven biển. Cơ sở dữ liệu thiên tai quốc tế EM-DAT cho biết, những cơn bão với cường độ như thế này đã gây ra thiệt hại hơn 175 tỉ USD trên khắp châu Á trong thập kỷ qua.

Nếu tổng số 20 cơn bão sẽ đổ vào khu vực châu Á từ tháng 4 đến tháng 9 năm nay là con số cao hơn mức trung bình trong 30 năm qua của khu vực tới 13,5 cơn bão.

Các nhà dự báo thời tiết tại Đại học TP.Hong Kong cho biết, 5 cơn bão dự kiến sẽ đổ bộ vào các khu vực miền Đông, miền Nam Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam và Philippines. Nhật Bản và Hàn Quốc có thể chỉ hứng chịu 2 cơn bão.

Các nhà khoa học khí quyển cảnh báo, hiện tượng nóng lên toàn cầu là một trong những nguyên nhân khiến nhiều cơn bão mạnh hơn đổ bộ, mặc dù tổng số cơn bão theo dự đoán sẽ không thay đổi hoặc giảm trong tương lai. Ngoài ra, nhiệt độ bề mặt biển và không khí tăng cao cũng khiến các cơn bão mạnh hơn, kéo theo sức gió lớn hơn và lượng mưa nhiều hơn.

Nguồn