Tại báo cáo của HSBC vừa công bố đã loại bỏ dự đoán trước đó về đợt cắt giảm lãi suất điều hành cuối cùng 0,5% do áp lực từ tỷ giá và lạm phát.
HSBC cho biết, trong khi lạm phát tháng 9 được kiềm chế ở mức 3,7% (dưới mức trần 4,5%), lạm phát liên tục nhích lên làm dấy lên mối lo ngại. Một mặt, giá thực phẩm đã tăng khoảng 3% so với tháng trước trong hai tháng liên tiếp, so với cùng kỳ năm trước đẩy lạm phát vượt quá 10%.
Các nhà phân tích của HSBC nhấn mạnh, họ đã điều chỉnh dự báo lạm phát hàng quý và nâng nhẹ dự báo lạm phát bình quân lên 3,4% (trước đó là 3,2%) cho năm nay. Do đó, HSBC không còn kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm lãi suất trong năm 2023.
Cũng theo quan điểm của các nhà phân tích của HSBC, đã không còn các điều kiện trước đây đảm bảo cho việc cắt giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản nữa, quá trình phục hồi đang diễn ra trong khi lạm phát và áp lực ngoại tệ đang gia tăng.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.
HSBC kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ lãi suất chính sách ổn định ở mức 4,5% cho đến cuối năm sau (trừ khi có các cú sốc từ bên ngoài).
Trong báo cáo tháng 10, các chuyên gia từ Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng được cho là phù hợp với bối cảnh kinh tế nước ta. Tuy nhiên, việc tiếp tục cắt giảm lãi suất sẽ làm gia tăng chênh lệch lãi suất với các thị trường trên toàn cầu và có khả năng gây áp lực đến tỷ giá.
Chính vì vậy, để giảm nhẹ rủi ro tài chính đang gia tăng, theo WB, cách để đảm bảo ổn định và khả năng chống chịu của khu vực tài chính là các biện pháp nâng cao tỷ lệ vốn của các ngân hàng và tăng cường khung giám sát ngân hàng.
Theo chuyên gia từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), việc nới lỏng chính sách tiền tệ đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế trong nửa đầu năm 2023 thế nhưng hiện không còn nhiều dư địa để tiếp tục nới lỏng. Lãi suất liên ngân hàng của nước ta hiện đã gần bằng 0%, so với các nền kinh tế phát triển thì thấp hơn nhiều. Nếu tiếp tục hạ lãi suất điều hành sẽ gây ra tác động đáng kể với tỷ giá.
Nhận định việc giảm lãi suất điều hành đã gần như hết dư địa khi trong nửa đầu năm nay Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần hạ lãi suất, theo đại diện IMF, điều quan trọng hơn hết là cần tăng cường thực thi chính sách.
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có 4 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2%/năm để định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Lãi suất tiết kiệm ngân hàng giảm mạnh, thấp nhất trong vòng 3 năm và thấp nhất 5,3%/năm với lãi suất cho vay khoảng 8- 9%/năm.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước,trong tuần cuối tháng 9 tín dụng đã tăng mạnh khi gần 120.000 tỷ đồng (tương đương 1% tổng dư nợ) được bơm ra nền kinh tế.
Đến ngày 29/9, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,7 triệu tỷ đồng (tăng khoảng 6,9% so với đầu năm), cao hơn dự báo của Ngân hàng nhà nước (6,1-6,2%).
Trong 1 năm vừa qua, tỷ giá các nước trong khu vực được điều chỉnh không phải quá mạnh và mức độ điều chỉnh tỷ giá nước ta cũng nằm trong mức trung bình của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, nếu tính cả một thời kỳ dài 10 năm, VNĐ là một trong số các đồng tiền mất giá thấp nhất so với đồng USD, có nghĩa là VNĐ không theo xu hướng của đồng tiền các nước trong khu vực. Cho nên nguyên nhân VNĐ biến động vừa qua cũng sẽ không đến từ xu hướng các đồng tiền trong khu vực mất giá, phải điều chỉnh tỷ giá để cân bằng cán cân thương mại song phương và đa phương. |
Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật
https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6962520700474293/?