Thanh Thúy ·
3 năm trước
 1357

Tiềm năng chống biến đổi khí hậu từ cây biến đổi gene

Cây cối có thể làm được nhiều điều để chống lại biến đổi khí hậu, chúng hấp thụ CO2, loại khí nhà kính đóng góp phần lớn vào cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay, thông qua kĩ thuật di truyền chúng còn làm nhiều hơn thế.

Các nhà sinh vật học đã nghiên cứu về cây biến đổi gene trong nhiều thập kỉ, Armad Seguin nhà khoa học nghiên cứu về gene di truyền rừng tại Dịch vụ lâm nghiệp Canada (CFS) đã trồng cây biến đổi gene đầu tiên miễn nhiễm với sâu bệnh phá hoại từ hơn 20 năm trước,

Từ thành công này Seguin tiếp tục tìm cách dùng cây biến đổi genee để chống lại biến đổi khí hậu bằng việc chỉnh sửa để chúng phát triển nhanh và to lớn hơn, cho phép hấp thụ và lưu trữ nhiều carbon hơn. Trong báo cáo của mình ông cho biết: “ngày nay, những giải pháp mà bạn có thể biến đổi gene của sinh vật để hạn chế sử dụng hóa chất và cải thiện quá trình hấp thụ carbon không chỉ bằng cách cải thiện quang hợp mà còn làm cho những cây đó chống chịu tốt hơn với môi trường. Điều này có nghĩa là thực vật có thể đạt đến độ trưởng thành và bắt đầu hút CO2 sớm hơn, với tốc độ nhanh hơn.”

Nghiên cứu đáng buồn mới đây ghi nhận rừng Amazon đã trở thành nguồn gây ô nhiễm không khí, tỏa ra nhiều CO2 hơn lượng nó hấp thụ được

Cây biến đổi genee bảo vệ môi trường

Các nhà khoa học lần đầu tiên phát triển thành công cỏ biến đổi genee có khả năng hấp thụ hóa chất hexogene, giúp xử lý ô nhiễm.

Hexogene hay RDX là hóa chất độc hại được sử dụng rộng rãi trong quân sự và công nghiệp ứng dụng như một loại thuốc nổ. Nó có thể ngấm vào môi trường xung quanh, gây ô nhiễm đất và nước. Trong nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature Biotechnology hôm 3/5, các nhà khoa học từ Đại học York của Mỹ đã đề xuất một giải pháp mới giúp xử lý hiệu quả vấn đề này thông qua cây trồng biến đổi gene.

Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Neil Bruce dẫn đầu đã tập trung vào một loại cỏ bụi sống lâu năm ở Bắc Mỹ, có tên khoa học là Panicum virgatum, thường được sử dụng để kiểm soát xói mòn đất. Trong phòng thí nghiệm, họ biến đổi nó bằng cách chèn thêm một cặp gene từ vi khuẩn có khả năng phân hủy RDX.

GS. Neil Bruce đang lấy mẫu cỏ biến đổi gene trồng trên đất ô nhiễm. (Ảnh: Đại học York)

Khi trồng trên đất ô nhiễm, những cây cỏ biến đổi gene này đã hấp thụ 27 kg RDX trên mỗi ha và phân hủy nó xuống mức không thể phát hiện được trong các mô của chúng.

Bruce cùng các cộng sự nhấn mạnh rằng thí nghiệm thành công của họ đánh dấu một trong những lần đầu tiên cây trồng biến đổi gene được sử dụng để khử các chất gây ô nhiễm môi trường.

"Việc loại bỏ RDX độc hại khỏi môi trường là một thách thức lớn. Hiện nay, chúng ta đang thiếu các giải pháp hiệu quả về chi phí và tính bền vững", đồng tác giả Liz Rylott, nhà công nghệ sinh học thực vật tại Đại học York của Anh, cho biết. "Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh rằng công nghệ biến đổi gene có thể mang lại cho cây trồng khả năng loại bỏ và chuyển hóa RDX hiệu quả".

Cây trồng biến đổi gene có lợi tiềm tàng đối với môi trường, giúp bảo tồn các nguồn lợi tự nhiên, sinh cảnh và động, thực vật bản địa. Thêm vào đó, góp phần giảm xói mòn đất, cải thiện chất lượng nước và nơi cư trú của động vật hoang dã. Việc ứng dụng cây trồng biến đổi gene trong nông nghiệp là giải pháp giúp bảo tồn đất trồng, cho phép tăng sản lượng thu hoạch trên 1,5 tỉ ha đất trồng hiện có, xoá bỏ tình trạng phá rừng làm nông nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu rừng và khu bảo tồn trên khắp thế giới.

Theo ước tính, hàng năm các nước đang phát triển mất khoảng 13 triệu ha rừng vì các hoạt động nông nghiệp. Từ năm 1996 đến 2009, nhờ ứng dụng cây trồng biến đổi gene, 75 triệu ha đất trên thế giới đã tránh được sự khai thác nhằm phục vụ cho nông nghiệp.

Việc nghiên cứu cây trồng biến đổi gene có thể giúp giải quyết những lo ngại lớn nhất về môi trường: giảm thiểu các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.  Và để bảo vệ môi trường của chúng ta trong tương lai điều quan trọng là chúng ta phải sử dụng tất cả mọi biện pháp có thể để giải quyết tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu với môi trường. Ngay cả những cây trồng không được sửa đổi gene cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc làm sạch các loại ô nhiễm không khí khác, và xây dựng những bức tường sống – những bức tường được phủ bởi cây xanh để bảo vệ môi trường.

Nguồn