Thảo Nguyên ·
2 năm trước
 2420

Trái Đất đang nóng lên với tốc độ chưa từng có, con người có còn thời gian để sửa chữa lỗi lầm?

Trái Đất đang nóng lên với tốc độ chưa từng có chưa có trong lịch sử, hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới. Liệu con người có còn thời gian để sửa chữa lỗi lầm?

Trái Đất đang nóng lên với tốc độ chưa từng có

Theo IPCC, biến đổi khí hậu do con người gây ra đã và đang ảnh hưởng đến nhiều hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan ở tất cả các khu vực trên thế giới. Các nhà khoa học cũng đang quan sát những thay đổi trong toàn bộ hệ thống khí hậu trái đất: trong khí quyển, trong đại dương, trên biển băng và trên các lục địa. 

Qua đó, các nhà khoa học phát hiện ra những điều chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra với Trái Đất. Trong đó, sự thay đổi về mức nước biển đang dâng lên là điều đã "không thể đảo ngược" trong nhiều thế kỷ, nếu không muốn nói là hàng thiên niên kỷ tới.

trái đất nóng lên

Trái Đất đang nóng lên với tốc độ chưa từng có chưa có trong lịch sử, hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới

Theo một báo cáo được tổng hợp bởi 234 nhà khoa học từ 66 quốc gia, chỉ ra rằng ảnh hưởng của con người đã làm khí hậu nóng lên với tốc độ chưa từng có trong ít nhất 2.000 năm.

Nhiệt độ trên bề mặt trái đất đã tăng nhanh hơn kể từ năm 1970 so với bất kỳ khoảng thời gian 50 năm nào khác trong ít nhất 2.000 năm qua. Ví dụ, nhiệt độ của thập kỷ gần đây nhất (2011 – 2020) vượt quá nhiệt độ của thời kỳ ấm áp gần đây nhất, khoảng 6.500 năm trước.

Đồng thời, mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng nhanh hơn kể từ năm 1900 so với bất kỳ thế kỷ nào trước đó, trong ít nhất 3.000 năm.

Báo cáo của các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do các hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra hiện tượng ấm lên khoảng 1,1°C trong khoảng thời gian từ năm 1850 – 1900. Nghiên cứu cho thấy rằng, trung bình trong 20 năm tới, nhiệt độ toàn cầu sẽ đạt hoặc vượt quá 1,5°C.

Những thay đổi trong đại dương, bao gồm sự ấm lên, tần suất sóng nhiệt biển tăng lên, axit hóa đại dương và giảm nồng độ ôxy, ảnh hưởng đến cả hệ sinh thái đại dương và những người sống phụ thuộc vào chúng sẽ tiếp tục xảy ra trong ít nhất phần còn lại của thế kỷ.

Các chuyên gia cảnh báo rằng các khía cạnh của biến đổi khí hậu có thể được phóng đại ở các thành phố, bao gồm nắng nóng, lũ lụt do mưa lớn và mực nước biển dâng cao ở các thành phố ven biển.

Bởi vậy, chúng ta cũng nhìn rõ được rằng nhiều sự kiện thời tiết cực đoan tăng đáng kể trong năm qua. Trong đó, ở đỉnh của tảng băng ở Greenland, lần đầu tiên trời mưa, thay vì tuyết. Các sông băng ở Canada cũng bị tan chảy nhanh chóng. Một đợt nắng nóng ở Canada và các vùng của Mỹ đã đẩy nhiệt độ lên gần 50 độ C tại một ngôi làng ở British Columbia. Thung lũng Chết, ở California, đạt 54,4 độ C. 

Nhiều khu vực của Địa Trung Hải đã trải qua nhiệt độ kỉ lục, và cái nóng thường đi kèm với những đám cháy kinh hoàng.   

Lượng mưa hàng tháng giảm trong khoảng thời gian hàng giờ, ở Trung Quốc và các khu vực của châu Âu, dẫn đến hàng chục người thương vong và hàng tỉ người thiệt hại về kinh tế. Một năm hạn hán thứ 2 liên tiếp ở cận nhiệt đới Nam Mỹ, ảnh hưởng đến nông nghiệp, giao thông và sản xuất năng lượng.

Còn thời gian để hạn chế biến đổi khí hậu?

Theo các nhà khoa học, để ổn định khí hậu, cần phải giảm mạnh, nhanh chóng và bền vững lượng phát thải khí nhà kính và đạt được mức phát thải CO2 ròng bằng không.

Theo các chuyên gia IPCC, vẫn còn thời gian để hạn chế biến đổi khí hậu. Việc giảm phát thải CO2 và các khí nhà kính khác một cách mạnh mẽ và lâu dài có thể nhanh chóng cải thiện chất lượng không khí và trong vòng 20 – 30 năm, nhiệt độ toàn cầu có thể ổn định.

Báo cáo giải thích rằng, từ góc độ khoa học vật lý, việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu do con người tạo ra ở một mức độ nhất định đòi hỏi phải hạn chế lượng khí thải CO2 tích lũy, để đạt được ít nhất là không phát thải CO2 ròng và giảm đáng kể lượng phát thải của các khí nhà kính khác.

Các nhà khoa học của IPCC nhấn mạnh việc giảm phát thải khí mêtan một cách mạnh mẽ, nhanh chóng và lâu dài cũng sẽ giúp hạn chế hiệu ứng nóng lên do giảm ô nhiễm không khí.