Mai Loan ·
2 năm trước
 2549

1/3 diện tích trồng trọt trên khắp thế giới có nguy cơ ô nhiễm thuốc trừ sâu

Khi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá cao, nó diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Với con người, thì tình trạng này gây rất nhiều bệnh tật nguy hiểm khác mà tôi sẽ kể ra dưới đây. Tuy nhiên một tin không vui cho lắm hôm nay tôi xem được và muốn chia sẻ cho mọi người chính là "1/3 diện tích trồng trọt trên khắp thế giới có nguy cơ ô nhiễm thuốc trừ sâu". Hãy đọc và nghĩ cùng tôi xem chúng ta cần phải làm gì.

Việc sử dụng thuốc trừ sâu đã tăng vọt trên toàn cầu trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp được mở rộng, gây ra những lo ngại ngày càng gia tăng về hủy hoại môi trường. Do đó, các tổ chức, chính phủ của nhiều nước đã kêu gọi cắt giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu chứa hóa chất độc hại.

Nguyên nhân là do dư lượng hóa chất còn tồn lại của các loại thuốc trừ sâu có thể ngấm vào nguồn cung cấp nước và đe dọa đa dạng sinh học.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience phát hiện ra rằng, 64% diện tích đất nông nghiệp toàn cầu, khoảng 24,5 triệu km2, có nguy cơ bị ô nhiễm từ nhiều hơn một thành phần trong thuốc trừ sâu và 31% có nguy cơ ô nhiễm cao.

thuốc trừ sâu

Tệ hơn, có một số hệ sinh thái dễ bị tổn thương như ở Nam Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia và Argentina có liên hệ với nguy cơ ô nhiễm thuốc trừ sâu cao, khan hiếm nước và đa dạng sinh học cao.

Khi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ cao sẽ gây nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Cụ thể, tình trạng này sẽ gây nhiễm độc cấp tính:

Bỏng mắt cấp tính, hủy hoại da, ảnh hưởng thần kinh, gan. Khi bị nhiễm độc mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tủy xương (thiếu máu bất sản và loạn tạo máu); ảnh hưởng đến sinh sản (vô sinh ở nam, sảy thai, thai dị dạng...); gây độc thần kinh; ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch...

Cơ thể con người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật biểu hiện ở nhiều mức độ: giảm sút sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan, hệ thống nói trên từ mức độ nhẹ tới nặng, thậm chí tàn phế hoặc tử vong. Do đó theo dõi sức khỏe có hệ thống khi tiếp xúc thường xuyên với thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết.

Đối với môi trường xung quanh, thuốc bảo vệ thực vật diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm đất, nước, không khí.

Các thuốc trừ sâu tồn dư lâu, không bị phân hủy ở trong đất và trong nước có thể làm cho động vật, cây trồng sống ở đó bị nhiễm thuốc lâu dài, con người ăn các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi bị nhiễm thuốc trừ sâu hằng ngày một cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe.

Vào năm 2019, Chương trình Triển vọng Môi trường toàn cầu Liên hợp quốc (GEO) đã kêu gọi giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu và việc sản xuất lương thực không chỉ là yếu tố chính của việc mất đi sự đa dạng sinh học mà còn là yếu tố chính gây ô nhiễm nước, không khí, biển, cụ thể khi việc trồng trọt đang lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học.

Tổng hợp từ Tia Sáng và Báo Đắk Lắk