Theo ấn phẩm mới nhất này, ngành công nghiệp thời trang toàn cầu thải ra nhiều khí nhà kính gấp nhiều lần so với tổng khí thải của ba nước Pháp, Đức và Anh cộng lại. Có đến 87% nguyên liệu dệt may được sử dụng để may quần áo cuối cùng bị thiêu hủy hoặc vùi dưới các bãi chôn lấp.
Nhưng trong vài năm gần đây, nhiều thương hiệu và nhà thiết kế trong lĩnh vực này đã bắt đầu thực hiện các bước để loại bỏ chất thải và ô nhiễm môi trường khỏi quy trình sản xuất của họ.
Rousselot cho biết: “Tôi nghĩ chúng ta đang chứng kiến một khoảnh khắc tuyệt kỳ diệu trong ngành thời trang, nơi nhiều người đang tích cực xem xét cách họ có thể thay đổi công việc kinh doanh của mình và cách họ thiết kế sản phẩm để phù hợp với nền kinh tế “vòng tròn”.
Cuộc cách mạng này bao gồm những ý vượt ra ngoài các “giải pháp cuối đời” chẳng hạn như biến chai nhựa thành áo phông, thay vào đó hướng tới việc tích cực tái tạo các hệ sinh thái thời trang và nhắm tới ý thức cộng đồng.
Rousselot phân tích: “Thời trang là đòn bẩy to lớn trong nền kinh tế tổng thể vì nó tác động đến mỗi người chúng ta, và nó cũng có mối liên hệ với cách chúng ta quản lý đất đai và nông nghiệp nhờ mối liên quan đến các loại cây trồng mà chúng ta sử dụng để sản xuất sợi”.
Và dưới đây là 6 gương mặt đại diện tiên phong trong cuộc cách mạng xanh ngành thời trang.
Adebayo Oke-Lawal
Adebayo Oke-Lawal cung ứng gần 90% hàng may mặc nội địa ở Nigeria. Thông qua nhãn hiệu Orange Culture có trụ sở tại Lagos của mình, nhà mốt này không chỉ đem đến giá trị cộng đồng trong các thiết kế mà còn hướng đến các phương pháp bền vững ứng dụng trong nhiều dự án.
Raeburn của Christopher Raeburn
Christopher Raeburn bắt đầu làm việc với các loại vải và hàng may mặc thừa khi học thiết kế thời trang ở London vào đầu những năm 2000. Ông mua những chiếc áo khoác quân đội cũ từ những năm 1950 với giá 1 bảng Anh mỗi chiếc và biến chúng thành hàng may mặc mới.
Kể từ đó, ông ấy mở rộng quy mô sử dụng các vật liệu tái chế để sản xuất hàng loạt thông qua nhãn hiệu Raeburn, cũng như chuyển đổi Timberland sang da tái sinh trong vai trò giám đốc sáng tạo của thương hiệu giày dép này.
Rousselot nói: “Anh ấy là một trong những người đầu tiên đưa hoạt động này lên quy mô thương mại, theo cách hấp dẫn và khác biệt so với những gì bạn mong đợi từ một “thương hiệu sinh thái”.”
Icicle của Ye Shouzeng và Tao Xiaoma
Được thành lập bởi bộ đôi vợ chồng Ye Shouzeng và Tao Xiaoma vào năm 1997, thương hiệu Icicle của Trung Quốc dựa trên năm chất liệu cốt lõi - cashmere, lanh, len, lụa và bông có nguồn gốc rõ ràng và được xử lý đơn giản nhất để tập trung vào vẻ đẹp tự nhiên của sợi. .
Tất cả các thiết kế và sản phẩm của thương hiệu đều được thực hiện tại các nhà máy của chính họ, nhằm đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc đồng thời bảo vệ quyền lợi của công nhân may mặc.
Marine Serre
Ngoài bản in hình trăng lưỡi liềm thương hiệu của mình, nhà thiết kế người Pháp Marine Serre được biết đến với việc tạo ra 50% tất cả các bộ sưu tập của mình từ hàng dệt tái sinh như khăn trải gia đình, thảm và khăn tắm.
Được trao giải thưởng LVMH danh giá vào năm 2017 và được phân phối bởi các nhà bán lẻ lớn như Selfridges và Browns, sản phẩm của Serre cho thấy chất liệu phế thải có thể có chỗ đứng trong không gian thời trang sang trọng - bất chấp nguồn gốc bẩn thỉu của chúng.
Fibershed
Fibershed là một tổ chức phi lợi nhuận giúp các thương hiệu tiếp cận các chuỗi cung ứng hàng dệt siêu địa phương, tận dụng các phương pháp canh tác tái sinh để giữ carbon trong đất thay vì chỉ thải ra.
Cộng tác với chi nhánh khu vực ở Đông Nam nước Anh, nhà thiết kế Phoebe English gần đây đã tạo ra một loạt sản phẩm may mặc được trình bày tại hội nghị khí hậu COP26. Tất cả hàng dệt đều được trồng, nhuộm, kéo sợi và xử lý trong bán kính 250 km từ xưởng sản xuất ở London.