Theo Gulf News, các hành vi vi phạm theo danh sách mới nhất của Bộ Môi trường, nước và nông nghiệp Saudi Arabia bao gồm xả rác, rò rỉ nước thải, làm tràn dầu, vật liệu nguy hiểm trong vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa quốc gia.
"Sẽ có một bảng quy định chi tiết các mức xử phạt với bất kỳ ai vi phạm bộ quy tắc bảo vệ môi trường biển mới nhất. Một số trường hợp có thể bị phạt lên tới 20 triệu SR, khoảng 5 triệu USD", ông Al-Mutairi nói. Con số này tương đương 121 tỉ đồng Việt Nam, được xem là một trong những mức phạt "siêu khủng" liên quan đến môi trường.
Rác thải nilông ở vùng biển Ả Rập - Ảnh: Gulf News
Trên thế giới cũng có một số quốc gia có mức phạt "siêu khủng" với những hành vi ảnh hưởng tới môi trường, trong đó có New Zealand. Từ ngày 1/7/2019, New Zealand chính thức cấm túi nhựa dùng 1 lần và sẽ phạt nặng các nhà bán lẻ cung cấp loại túi này với mức phạt có thể lên tới 67.000 USD.
Ô nhiễm rác nhựa ngày càng trở thành một mối lo ngại trên toàn cầu, khi 1 triệu con chim và hơn 100.000 sinh vật biển chết hoặc bị thương khi bị kẹt trong trong biển rác khổng lồ hay thậm chí ăn số rác này. Ngay trước khi các quy định trên có hiệu lực, nhiều siêu thị lớn của New Zealand đã tình nguyện cấm túi nhựa dùng một lần.
Còn tại Singapore, khi phát hiện người vi phạm như xả rác bừa bãi chẳng hạn, cảnh sát sẽ lấy thông tin chi tiết của người đó và người vi phạm phải nộp tiền phạt tại cơ quan nhà nước. Nếu không đi nộp tiền phạt, người vi phạm có thể bị đưa ra tòa và thậm chí bị bỏ tù nếu nhiều lần từ chối nộp phạt.
Singapore có lực lượng cảnh sát mặc thường phục của cơ quan môi trường quốc gia thường xuyên theo dõi để bắt người xả rác trên đường phố.
Bằng những kỉ luật thép như là phạt tiền ở Singapore đối với người xả rác bừa bãi đã làm cho hòn đảo này trở thành một đất nước có môi trường sạch nhất thế giới. Mực phạt có thể tăng dần chứ không chỉ giữ nguyên ở 1 giá. Với người xả rác bừa bãi lần đầu tiên sẽ bị phạt tối đa là 1.000 đôla Singapore, tái phạm thì mức phạt sẽ tăng lên 2.000 - 5.000 đôla ( hơn 100 triệu đồng ).
Nếu bạn bị kết tội xả rác ba lần, bạn sẽ bị buộc làm vệ sinh đường phố một tuần với một thông báo đi kèm : “tôi là người xả rác”, một hình thức làm người phạm tội xấu hổ để đảm bảo rằng họ sẽ không xả rác một lần nữa . Hình phạt này các nhà chực trách muốn thông qua cảm giác bị xấu hổ trước công chúng để nhắc nhở mọi người dân không xả rác bừa bãi.