Minh Anh ·
2 năm trước
 4074

Chuyện khách hàng 'tố' chèn ép thu tiền vô lý, SCB sau đó có thừa nhận sai lầm hay không?

Vào ngày 20/5 vừa qua, hàng loạt các group Facebook xuất hiện bài post "tố" Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn (SCB) chèn ép lấy tiền khách hàng. Theo đó, khách hàng phản ánh rằng đã bị ngân hàng tính lãi lên tới hơn 6 triệu đồng chỉ vì thiếu 14.000 đồng. Với sự việc này, phía ngân hàng đã SCB phản hồi lại như thế nào?

Theo thông tin từ bài post, khách hàng "tố" rằng mình bị SCB Bank chèn ép có tài khoản facebook tên Minh Việt. Anh Việt hiện đang sử dụng thẻ visa Premier Mastercard World – thẻ visa thuộc hạng VIP của SCB Bank với hạn mức chi tiêu mà khách hàng phải trả lên đến hơn 68 ngày.

sacombank chèn ép khách hàng

Khách hàng 'tố' Ngân hàng SCB chèn ép như thế nào?

Theo anh Việt, vào tháng 5/2021, Anh Việt nhận được email thông báo sao kê và số tiền phải đóng vào thẻ visa thì phát hiện bản thân phải trả 6 triệu 260 nghìn 747 đồng, nguyên do của số tiền lãi này là vì anh Việt đã đóng thiếu 14 nghìn đồng ở kỳ sao kê tháng trước.

Anh Việt khẳng định, anh không hề biết số tiền đóng thiếu này và đồng thời, anh cho rằng mình không hề có lỗi trong chuyện này.

Theo quy trình làm việc, hàng tháng ngân hàng sẽ gửi bảng sao kê vào email, tin nhắn, để chốt số tiền phải thanh toán. Từ đó, khách hàng sẽ dựa vào tin nhắn, email để đóng đúng số tiền mà ngân hàng thông báo.

Tuy nhiên, số tiền mà SCB Bank thông báo cho anh Việt hoàn toàn khác với số tiền mà anh nhận được từ tin nhắn, email. Đáng chú ý, số tiền thực tế anh Việt phải đóng lại được thông báo từ….miệng của chuyên viên.

Theo anh Việt, số tiền anh phải đóng ở tháng sao kê trước trong tin nhắn, email SCB Bank gửi là 270 triệu 227.059 đồng, tuy nhiên thực tế qua tổng đài SCB Bank, anh chỉ phải đóng số tiền 269.014.000 đồng. Số tiền lẻ 14.000 đồng kia chính là số tiền bị thiếu gây nên khoản lãi hơn 6.000.000 đồng ở tháng này.

Ngay sau đó anh Việt đã qua Phòng giao dịch SCB Bank để làm việc. Tại đây, anh đã nhiều lần làm việc với đại diện ngân hàng SCB Bank là Giám đốc Phòng giao dịch và Giám đốc Dịch vụ Khách hàng và 2 người này cũng đã thừa nhận việc ngân hàng SCB Bank đã gửi không đúng số tiền mà anh Việt phải đóng, đồng thời cũng thừa nhận rằng việc đóng thiếu 14.000 đồng ở kỳ sao kê tháng trước không hoàn toàn là lỗi của anh Việt. 

Tuy nhiên, nhằm tránh bị ảnh hưởng đến CIC (thông tin tín dụng cá nhân) bị liệt vào danh sách nợ xấu, anh Việt vẫn phải đóng khoản lãi hơn 6 triệu đồng cho SCB Bank. Đồng thời, anh cũng lên tiếng trên Facebook để những người xung quanh và bạn bè thận trọng hơn với các làm việc thiếu minh bạch của SCB.

“Chúng tôi là khách hàng, chứ ko phải là sâu bọ mà muốn chèn ép, muốn ăn thịt thì ăn. Quyền lợi của chúng tôi phải được tôn trọng, bảo vệ, chứ ko phải bị chèn ép” – Anh Việt bức xúc.

Bên cạnh đó, hàng loạt các tài khoản cá nhân khác cũng tố đã từng bị ngân hàng chèn ép như trường hợp của anh Việt, chính vì vậy nên sức lan toả của bài post vô cùng mạnh mẽ.

sacombank chèn ép khách hàng

SCB Bank thừa nhận có sai sót

Ngay sau khi bài post của anh Việt được lan truyền trên mạng xã hội Facebook, đại diện Ngân hàng SCB Bank đã làm việc với anh Việt để giải quyết những vấn đề trên.

Đồng thời, SCB Bank cũng đã nhận trách nhiệmxin lỗi về những sai sót bên phía Ngân hàng dẫn tới những phiền toái cho anh Việt trong thời gian sử dụng dịch vụ. Theo đó, SCB Bank sẽ hoàn trả lại hơn 6 triệu đồng tiền lãi phát sinh từ việc thiếu 14 nghìn đồng ở kỳ sao kê tháng trước. 

Như vậy, việc sai sót từ phía ngân hàng là hoàn toàn đúng, và anh Việt đã sử dụng triệt để quyền được "lên tiếng" phản hồi của khách hàng để bảo vệ mình - Không im lặng trước sai lầm của ngân hàng. 

Đây chính là bài học cảnh tỉnh cho khách hàng trong việc khách hàng bị phía ngân hàng chèn ép nhưng lại lo sợ không dám lên tiếng, đồng thời cũng nhắc nhở khách hàng nên thận trọng, xem xét kỹ sao kê các loại thẻ visa trên thị trường.

Nếu như anh Việt không lên tiếng, mà im lặng sau khi bị phía ngân hàng SCB trả lời không thỏa đáng thì câu chuyện sẽ như thế nào? Anh Việt sẽ ấm ức trở về với khoản tiền phát sinh vô lý - 6 triệu đồng. Nếu như anh Việt không chia sẻ câu chuyện này lên MXH, thì cộng đồng sẽ không có cơ sở để giúp anh phản ánh câu chuyện này một cách mạnh mẽ. Và biết đâu, một lỗ hổng quy trình nào đó từ phía SCB không được phát hiện, và sẽ lại có những nạn nhân như anh Việt thì sao?

Thông qua câu chuyện trên, anh Việt muốn nhắn nhủ mọi người rằng nếu khách hàng làm đúng, nếu các bạn đủ lý lẽ, không làm sai, thì các bạn hãy nói lên vấn đề của mình, thay vì chấp nhận bị đối xử không công bằng. Cứ nói lên câu chuyện của bạn, rồi có thể sức mạnh cộng đồng sẽ giúp đỡ được bạn.

"Hãy lên tiếng để quyền lợi của mình được bảo vệ, các bạn nhé!" - Anh Minh Việt chia sẻ với mọi người.

Bởi vậy, nếu bạn cũng từng là nạn nhân của những vụ việc bị nhân viên ngân hàng chèn ép, thu phí vô lý, đầu tiên hãy phản hồi lại với ngân hàng. Nếu ngân hàng giải quyết chưa thỏa đáng, đừng im lặng vì nghĩ mình chỉ là "con sâu cái kiến", hãy mạnh mẽ lên tiếng, sức mạnh của báo chí, của cộng đồng sẽ giúp bạn. 

Bạn không đấu tranh vì bản thân bạn, bạn đấu tranh để không có tiền lệ xấu trong các giao dịch liên quan đến ngân hàng, để không có bất kì một nạn nhân nào cũng gặp tình trạng tương tự như bạn. Bởi vậy, hãy lên tiếng khi cần bạn nhé!