Thanh Thủy ·
2 năm trước
 3242

Biến đổi khí hậu đang 'nướng' cháy Bắc Bán cầu với những ngày nhiệt độ lên cao kỉ lục

Tôi muốn hỏi, liệu có cách nào làm chậm lại quá trình ấm lên toàn cầu? Việc trồng cây xanh hay hạn chế dùng điện liệu có thể ảnh hưởng bao nhiêu phần trăm đến nỗ lực làm chậm lại quá trình Trái đất nóng lên? Hay tất cả những nỗ lực đó đã sớm trở nên ít tác dụng? Và chúng ta cần phải hành động gì trước khi chuỗi thảm họa khủng khiếp bắt đầu?

"Cả làng Lytton cháy trụi trong 10 phút", một người dân kể lại trong cơn hoảng loạn. Người ta điện cuồng lái xe lao đi khỏi thành phố đang bốc cháy vì quá nóng, nhưng đường đầy khói và tầm nhìn xa đã bị bao phủ bởi khói...

Mấy ngày trước, ngôi làng Lytton đã rơi vào hoàn cảnh hoảng loạn như vậy, thị trấn này đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay 49,6 độ C trong trong một đợt nắng nóng chưa từng có kéo dài hơn một tuần, giết chết hàng trăm người và gây ra hơn 240 vụ cháy rừng. Các đám cháy bùng phát đã biến phần lớn Lytton thành tro bụi và buộc người dân trong thị trấn phải tháo chạy.

trái đất nóng lên

Các đám cháy bùng phát đã biến phần lớn Lytton thành tro bụi và buộc người dân trong thị trấn phải tháo chạy

Trong nhiều thập kỷ, giới khoa học liên tục cảnh báo biến đổi khí hậu sẽ gây ra các đợt nóng thường xuyên và khắc nghiệt hơn. Chúng ta nhìn thấy bằng chứng của tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt trên khắp thế giới, đặc biệt là khu vực Bắc Bán cầu.

Giờ, thực tế này không chỉ diễn ra ở Canada mà còn ở nhiều quốc gia khác thuộc Bắc Bán cầu, khiến khu vực này đang ngày càng trở nên không thích hợp cho con người sinh sống.

Tại Nga, thủ đô Moskva ghi nhận mức nhiệt cao nhất trong tháng 6 với 34,8 độ C vào ngày 23/6. Đó là đợt nóng nhất trong lịch sử, với nhiệt độ tăng lên mức cao nhất trong 120 năm qua do tác động của biến đổi khí hậu.

trái đất nóng lên

Thủ đô Moskva ghi nhận mức nhiệt cao nhất trong tháng 6 với 34,8 độ C vào ngày 23/6, múc nhiệt nóng nhất trong lịch xử 120 năm

Ngay cả ở Vòng Bắc Cực, nhiệt độ đã tăng vọt lên 30 độ C. Tổ chức Khí tượng Thế giới đang tìm cách xác định nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay ở phía bắc Vòng Bắc Cực, sau khi một trạm thời tiết ở Verkhoyansk của Siberia ghi nhận mức nhiệt 38 độ C vào ngày 20/6.

Hiện tại, nhiệt độ Trái đất mới tăng quá 1,2°C so với thời tiền công nghiệp, mà các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ xảy ra dữ dội và thường xuyên. Giới khoa học về khí hậu nhiều lần nhấn mạnh rằng, nếu nhiệt độ Trái đất tăng quá 1,5°C, các hiện tượng khí hậu bất thường, cực đoan sẽ còn xảy ra dồn dập hơn nữa, với mức độ dữ dội hơn nữa. 

Trong khi đó, tại Ấn Độ, hàng chục triệu người ở phía Tây Bắc bị ảnh hưởng bởi các đợt nắng nóng. Cơ quan Khí tượng Ấn Độ ngày 30/6 đã đánh giá thời tiết tại thủ đô New Delhi và các thành phố lân cận là "nắng nóng cực độ nghiêm trọng", với mức nhiệt luôn dao động quanh 40 độ C, cao hơn 7 độ C so với bình thường. Nắng nóng đang khiến cuộc sống của nông dân ở những khu vực như bang Rajasthan trở nên khó khăn hơn.

trái đất nóng lên

Người dân Ấn Độ che nắng khi đi qua một mảnh đất khô cằn vì nóng và hạn hán

Tại Iraq, chính phủ đã cho phép người lao động nghỉ ở nhà một ngày tại một số tỉnh vào hôm 1/7 do thời tiết quá khắc nghiệt. Nhiệt độ tại đây đã vượt quá 50 độ C và hệ thống điện lực đã sụp đổ.

Trong khi đó, biến đổi khí hậu và tình trạng nóng lên toàn cầu cũng làm gia tăng nguy cơ xảy ra các cơn bão. Các nhà khoa học đang nghiên cứu các công cụ hiện đại để có thể nhanh chóng đánh giá mức độ biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào tới một hiện tượng thời tiết cụ thể.

Như vậy, thời tiết ngày càng khắc nghiệt với mức nhiệt cao kỉ lục kéo theo nhiều hệ lụy khác về môi trường, khí hậu, thiên tai,... Tôi muốn hỏi, liệu có cách nào làm chậm lại quá trình ấm lên toàn cầu? Việc trồng cây xanh hay hạn chế dùng điện liệu có thể ảnh hưởng bao nhiêu phần trăm đến nỗ lực làm chậm lại quá trình Trái đất nóng lên? Hay tất cả những nỗ lực đó đã sớm trở nên ít tác dụng? Và chúng ta cần phải hành động gì trước khi chuỗi thảm họa khủng khiếp bắt đầu?