Tạ Nhị ·
2 năm trước
 3628

Biến đổi khí hậu tác động không nhỏ đến sự phát triển dịch bệnh

Tại Đại hội “Một sức khỏe Thế giới” (WOHC) lần thứ 7, đại diện WHO đã nêu một số kế hoạch hành động để hạn chế thấp nhất dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai.

Đại hội “Một sức khỏe Thế giới” (WOHC) lần thứ 7 được diễn từ ngày 7-11/11/2022 tại Singapore.

70% bệnh truyền nhiễm mới nổi liên quan đến động vật

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chia sẻ: Đại dịch COVID-19 là một bài học đau đớn cho người dân trên toàn cầu. Đến nay đã có hơn 300 khuyến nghị liên quan đến phản ứng của thế giới đối với đại dịch.

WHO vẫn cam kết hỗ trợ tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng do COVID-19 và hướng tới một thế giới lành mạnh, an toàn hơn và công bằng hơn.

Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh: Có tới 70% bệnh truyền nhiễm mới nổi xuất hiện gần đây liên quan đến động vật. Vì thế, con người phải đối phó với mầm bệnh trong môi trường.

Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh: Có tới 70% bệnh truyền nhiễm mới nổi xuất hiện gần đây liên quan đến động vật.

Dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người là một mối đe dọa thường trực gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, kinh tế và xã hội. Phòng, chống hiệu quả các bệnh lây truyền từ động vật sang người không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe con người và vật nuôi, ổn định kinh tế xã hội của mỗi quốc gia mà còn góp phần đảm bảo an ninh y tế toàn cầu.

Rút kinh nghiệm từ tình hình đại dịch COVID-19, Giáo sư Paul Pronyk cho rằng, WOHC có vai trò quan trọng trong việc đưa những giải pháp ngăn ngừa, phát hiện và kiểm soát sự xuất hiện của các bệnh lây truyền từ động vật. Từ đó, đưa giải pháp dự trữ vắc-xin phòng COVID-19, Ebola, tả và viêm màng não….

Chuyên gia nhấn mạnh: Đối với các nước châu Á, cần cải thiện kết nối và hợp tác giữa các quốc gia. Đây là chìa khóa để ứng phó nhanh chóng và hiệu quả với các mối đe dọa dịch bệnh trong khu vực. Điều này vô cùng cần thiết để mở rộng quy mô giám sát mầm bệnh để điều hướng đại dịch COVID-19 và các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm khác một cách tự tin hơn.

Tác động của biến đổi khi hậu đến sự phát triển mầm bệnh

Ủng hộ tuyên bố của Tổng giám đốc của WHO, Tiến sĩ Moniquem Eloit, Tổ chức Thú y thế giới (WOAH) cho biết, con người, động vật và môi trường có quan hệ với nhau trong lĩnh vực sức khỏe toàn cầu. Điều này có thể thấy rõ rằng, đại dịch COVID-19 hoành hành trong gần 3 năm.

Các diễn giả thảo luận về sự lây truyền mầm bệnh từ động vật sang người.

Ngoài ra, bà cũng cho rằng, những yếu tố như biến đổi khí hậu, giảm đa dạng sinh học và suy thoái hệ sinh thái, thực hành nông nghiệp không bền vững, chăn nuôi và buôn bán động vật hoang dã cũng như toàn cầu hóa và gia tăng dân số cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển mầm bệnh.

Nếu chúng ta không giải quyết được những yếu tố này sẽ phải tiếp tục chứng kiến mối đe dọa và đại dịch sức khỏe ngày càng gia tăng và tồi tệ hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trên toàn cầu và ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Do đó, TS. Moniquem Eloit kêu gọi thay đổi mối quan hệ giữa cách con người đối phó với sự xuất hiện của mầm bệnh trong môi trường.

Trong những trường hợp như vậy, việc phòng ngừa là việc quan trọng trong việc ngăn chặn, hoặc hạn chế việc lây truyền bệnh từ động vật sang người.

“Chúng ta chỉ có thể làm thế giới an toàn hơn, nếu chúng ta giải quyết các tác nhân gây ra dịch bệnh và đại dịch”, TS. Moniquem Eloit nói.

Hành động để ngăn ngừa dịch bệnh

Rút ra bài học từ các đại dịch trong quá khứ và đại dịch COVID-19 hiện tại, TS. Monique đã đề cập tới 6 bước hành động với các mục đích:

  1. Mở rộng năng lực quốc gia để tăng cường hệ thống y tế với cách tiếp cận One health.
  2. Giảm nguy cơ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người và đại dịch.
  3. Kiểm soát và xử lý các loài động vật đặc hữu.
  4. Tăng cường đánh giá, quản lý và truyền thông các nguy cơ của an toàn thực phẩm.
  5. Kiểm soát đại dịch kháng kháng sinh (AMR).
  6. Lồng nghiệp các khía cạnh môi trường vào cách tiếp cận.
  7. Monique cho rằng, 6 kế hoạch này rất quan trọng trong việc ngăn chặn, chuẩn bị và xử lý đại dịch. Do đó, phải tập trung sự chú ý của mình vào hỗ trợ tài chính để giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn đại dịch.

Một số giải pháp được các chuyên gia đưa ra để ngăn chặn đại dịch là: Hành động sớm, tất cả cùng chung tay, cần có sự hỗ trợ từ người dân và các nhà khoa học, gắn kết giữa các tổ chức, cộng đồng, giảm nguy cơ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người và đại dịch, kiểm soát và xử lý các loài động vật đặc hữu. Các chuyên gia tin rằng, Quỹ Temasek sẽ tập trung vào việc sẵn sàng chống lại các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng và ứng phó với các đe dọa sức khỏe.

Để ứng phó với dịch bệnh trong tương lai, ông Lim Hock Chuan, Trưởng bộ phận Quỹ Temasek đề xuất: "Châu Á cần khẩn trương xây dựng các khả năng để sẵn sàng ứng phó với bất kỳ đợt bùng phát nào có thể gây ra mối đe dọa lớn đối với cuộc sống của người dân. Một trong những bài học quan trọng nhất rút ra từ đại dịch là chúng ta phải hợp tác và chia sẻ kiến thức để giải quyết những thách thức cấp bách nhất về chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi hy vọng mang đến cho các nhà lãnh đạo ngành y tế một cơ hội để tiếp tục tinh thần học hỏi và trao đổi để chuẩn bị cho khu vực nếu xảy ra các đại dịch".