Bích Ngọc ·
29 tuần trước
 9550

Bộ Công Thương: Đề xuất mới về điều hành xăng dầu

Được biết, Bộ Công Thương đề xuất Nhà nước vẫn công bố giá xăng dầu, tuy nhiên kỳ điều hành rút ngắn từ 10 xuống 7 ngày, đồng thời không có mức chiết khấu cố định cho các đại lý.

Mới đây, Bộ Công Thương đã có tờ trình gửi Văn Phòng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 83 và 95 kinh doanh xăng dầu. Cụ thể, Bộ này nêu hai phương án điều hành giá xăng dầu như sau:

Phương án 1: Vẫn giữ nguyên như hiện tại nhưng rà soát và sửa quy định về phương thức, tần suất xác định các chi phí để tính đúng, đủ và kịp thời hơn cho doanh nghiệp.

Phương án 2: Nhà nước chỉ công bố các yếu tố cấu thành giá, doanh nghiệp đầu mối trên cơ sở này sẽ tự xác định, công bố giá bán lẻ rồi họ báo cáo về liên Bộ Công Thương - Tài chính để giám sát.

Sau phân tích và ý kiến góp ý từ các bộ, ngành, địa phương, Bộ Công Thương đã đề xuất chọn phương án giữ nguyên cách điều hành giá như hiện nay để kiểm soát nguồn cung, giá bán trong nước. 

Tuy vậy, thời gian rà soát các chi phí đưa vào giá xăng dầu được đề nghị rút ngắn (từ 6 tháng xuống còn 3 tháng). Thời gian giữa hai chu kỳ điều hành giá cũng rút ngắn từ 10 ngày hiện tại xuống 7 ngày và cố định vào thứ năm hàng tuần.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Với đề xuất của các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trước đây về việc cần quy định "cứng" mức chiết khấu (thù lao kinh doanh), Bộ Công Thương đã "bác" đề nghị này bởi theo Thông tư 104/2021 của Bộ Tài chính mức chiết khấu cho các đối tượng liên quan khi tham gia vào chuỗi cung ứng xăng dầu đã được tính trong chi phí kinh doanh định mức.

Bộ Công Thương cho biết, chiết khấu là do các doanh nghiệp tự thỏa thuận, đó cũng là yếu tố cạnh tranh quan trọng giữa các thương nhân để mở rộng thị phần.

Theo quan điểm của Công Thương, tại công thức tính giá cơ sở xăng dầu không cần quy định mức chiết khấu cụ thể. Nếu nghị định cho phép đại lý bán lẻ xăng dầu được mua nhiều nguồn, điều chỉnh thời gian rà soát, công bố các chi phí giảm từ 6 tháng xuống 3 tháng đồng thời rút ngắn thời gian điều hành thì vấn đề chiết khấu sẽ được giải quyết.

Sau những xáo trộn từ thị trường xăng dầu trong nước vào năm 2022 và đầu năm nay, nhiều doanh nghiệp bán lẻ than lỗ nghìn tỷ đồng. Họ đã kiến nghị trong giá bán cần có quy định chiết khấu tối thiểu 5-6% để giúp đơn vị bán lẻ - mắt xích phân phối quan trọng đưa xăng dầu đến người tiêu dùng - ổn định tài chính, kinh doanh.

Dự thảo sửa đổi Nghị định 95 và 83 về kinh doanh xăng dầu được Bộ Công Thương chủ trì, xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn. Việc sửa đổi quy định với mục đích xử lý những bất ổn trên thị trường, thực hiện mục tiêu bảo đảm nguồn cung, an ninh năng lượng quốc gia.

Tại châu Âu, chính phủ Đức xác nhận dự đoán nền kinh tế nước này sẽ giảm 0,4% trong năm nay do lạm phát cao kéo dài.

Tại Mỹ, trong tháng 9, giá sản xuất tăng cao hơn dự kiến trong bối cảnh chi phí cho các sản phẩm năng lượng và thực phẩm tăng cao, nhưng áp lực lạm phát cơ bản tại cổng nhà máy vẫn tiếp tục giảm.

Các nhà đầu tư Mỹ sẽ chờ đợi biên bản cuộc họp chính sách tháng 9 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến được công bố vào cuối ngày 11-10 (giờ địa phương) để tìm manh mối về các quyết định lãi suất trong tương lai. Việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ.

Trong một báo cáo, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự kiến tồn kho dầu toàn cầu sẽ giảm 200.000 thùng/ngày trong nửa cuối năm 2023 do việc cắt giảm sản lượng tự nguyện từ Saudi Arabia, và việc giảm mục tiêu sản xuất giữa các nước OPEC+.

Về nguồn cung của Mỹ, dữ liệu của Viện Dầu khí Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô của nước này đã tăng khoảng 12,9 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 6-10. EIA sẽ công bố dữ liệu về kho dự trữ vào hôm nay.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6943750942351269/?