Hương Linh ·
2 năm trước
 3380

Các nhà khoa học phát hiện 'vùng chết chóc' khổng lồ dưới đáy vịnh Mexico

Bạn có biết: 'Vùng chết chóc' khổng lồ dưới đáy vịnh Mexico là nơi có nồng độ muối cao và sinh vật không thể sống nối. Nếu chẳng may 'đi lạc' vào đây và chết, xác của những loài động vật này thậm chí sẽ được bảo quản nguyên vẹn vì...nồng độ muối trong hồ quá cao.

Đài Sputnik dẫn công bố của NOAA mới đây cho hay các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện một vùng chết khổng lồ ở dưới đáy Vịnh Mexico.

Theo The Sun, hồ nước mặn này nằm ngoài khơi bờ biển New Orleans, thuộc khu vực vịnh Mexico. Hồ nước có độ sâu khoảng 3m, chu vi 30m.

hố tử thần

Theo The Sun, hồ nước mặn này nằm ngoài khơi bờ biển New Orleans, thuộc khu vực vịnh Mexico. Hồ nước có độ sâu khoảng 3m, chu vi 30m

Thông thường, trung bình vùng chết rộng khoảng 13.900km, song khu vực vừa được tìm thấy lại rộng khoảng 16.500 km vuông, hay tương đương với hơn 4 triệu héc-ta môi trường sống cho các sinh vật biển. 

Với nồng độ muối cao gấp 5 lần nước biển thông thường, hồ nước này là một điểm đến chết chóc đối với các loài sinh vật biển. Trong hồ chứa nhiều chất độc hại như methane và hydrogen sulfide. Khi các loài cua, cá vô tình lọt vào hồ, chúng sẽ bị nghẹt thở. Sau khi chết, xác của các loài động vật này vẫn được bảo quản nguyên vẹn trong hồ vì nồng độ muối cao.

hổ tử thần

Với nồng độ muối cao gấp 5 lần nước biển thông thường, hồ nước này là một điểm đến chết chóc đối với các loài sinh vật biển

hố tử thần

Sau khi chết, xác của các loài động vật này vẫn được bảo quản nguyên vẹn trong hồ vì nồng độ muối cao, trong hình là xác một con cua hoàng đế chết trong hồ

Bà Nancy Rabalais, Giáo sư tại Đại học bang Louisiana, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết: "Sự phân bố lượng oxy hòa tan thấp như vậy là bất thường vào mùa hè. Hiện tượng này xảy ra rất gần bờ biển với nhiều nơi gần như hoàn toàn thiếu oxy".

Các vùng chết xảy ra tự nhiên, song giới nghiên cứu cho hay hoạt động của con người đã dẫn đến sự mở rộng một cách bất thường của những khu vực này. Nước thải nông nghiệp từ các trang trại và khu chăn nuôi chảy ra đại dương và biển, ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo khiến chúng chết hàng loạt. Trong quá trình này, vi khuẩn tiêu thụ oxy sẽ phân hủy tảo khi chúng chìm xuống đáy biển rồi dẫn đến hình thành các vùng chết.

Trong hồ có nhiệt độ 19 độ C, ấm hơn nước biển xung quanh. Đây cũng là điều khiến nhiều sinh vật không thể sống sót trong hồ. Sinh vật sống duy nhất trong hồ là thảm vi khuẩn. Xung quanh hồ có rất nhiều loài động vật khác nhau sinh sống như hến khổng lồ, sâu ống, tôm... 

hố tử thần

Sinh vật sống duy nhất trong hồ là thảm vi khuẩn

Tuy nhiên, theo NOAA, hầu hết sinh vật biển sẽ chết, hoặc nếu có thể di chuyển, chúng sẽ rời khỏi các vùng không phù hợp để sống này. Tuy nhiên, chỉ tiếp xúc vài phút với những vùng sa mạc sinh học này cũng có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực, chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn, tốc độ tăng trưởng và sinh sản của cá. Vùng chết cũng làm cho một số loài, ví dụ như tôm, trở nên hiếm hơn. 

Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch kiểm tra vùng chết để tìm cách giảm kích thước cũng như giảm thiểu tác động của nó đến tài nguyên biển và nền kinh tế.

"Năm nay, chúng ta liên tiếp chứng kiến tác động sâu sắc mà biến đổi khí hậu gây ra cho con người, từ hạn hán lịch sử ở phía Tây đến các trận lũ lụt. Khí hậu cũng liên quan trực tiếp đến nước biển, trong đó có cả dòng chảy chất dinh dưỡng ô nhiễm vào Vịnh Mexico", Trợ lý Cơ quan Bảo vệ Môi trường nước Radhika Fox nhấn mạnh trong bản công bố trên.