Phương My ·
3 năm trước
 2547

Chàng trai đã tái chế 32 triệu chiếc đũa dùng một lần thành đồ nội thất như thế nào?

Ý tưởng không tồi đúng không nào? Việc tái chế đũa không chỉ giúp tạo ra nguồn nguyên liệu tuần hoàn, mà qua đó còn tạo việc làm cho nhiều người. Và tôi rất muốn nhân rộng ý tưởng này trên thế giới, để những vật có thời gian sử dụng ngắn và sau đó bỏ đi như đũa gỗ sẽ không trở thành rác nữa!

Ý tưởng được nảy sinh trên bàn ăn sushi. Khi Felix Böck còn là nghiên cứu sinh tại Đại học British Columbia ở Canada, anh đã rất thất vọng vì đề xuất sử dụng gỗ phế thải từ các công trường phá dỡ và xây dựng không nhận được nhiều sự quan tâm. Anh đã cố gắng thuyết phục mọi người rằng không thứ gì là rác thải.

Cầm đôi đũa trong tay, cô Thalia Otamendi, hiện là hôn thê của anh, nói: “Felix, có lẽ anh chỉ cần bắt đầu với một cái gì đó nhỏ thôi. Và đó có thể đó là đôi đũa."

Khi Felix Böck

Felix Böck - Ảnh: ChopValue

Felix bắt đầu lên ý tưởng vào ngày hôm sau, phác thảo kế hoạch cho ChopValue, một công ty khởi nghiệp nhằm tái sinh cho những chiếc đũa đã qua sử dụng.

Các kế hoạch sớm trở thành hành động: đưa các thùng rác tái chế tới các nhà hàng trên khắp Vancouver, hoàn thiện các phương pháp làm sạch đũa và phát triển quy trình để biến đổi những chiếc đũa - hầu hết được làm từ tre - thành các món đồ gia dụng tuyệt đẹp, từ giá đỡ máy tính bảng đến mặt bàn.

Bốn năm trôi qua, ChopValue đã tái chế hơn 32 triệu chiếc đũa và tạo việc làm cho 40 người. “Những chiếc đũa này đã đi 6.000 dặm để đến bàn ăn của bạn và chỉ được dùng trong 20-30 phút,” Böck nói. “Bạn sẽ không thể cảm thấy thoải mái với việc vứt chúng đi sau đó”.

Felix Böck

Bàn làm việc từ đũa

Công ty khởi nghiệp này đã mở rộng phạm vi hoạt động trên khắp Bắc Mỹ. Quy trình sử dụng nhiệt, hơi nước và áp suất để biến đũa thành gạch gỗ của công ty hiện cũng đang được sử dụng ở Calgary, Montreal và Los Angeles.

Đũa được thu gom từ hàng trăm nhà hàng cũng như các địa điểm như trung tâm mua sắm, sân bay và trường đại học. Riêng tại Vancouver, ChopValue cho biết họ thu mua khoảng 350.000 chiếc đũa đã qua sử dụng mỗi tuần.

Chuỗi nhà hàng đã trở thành một ví dụ điển hình của nền kinh tế tuần hoàn mà ChopValue đang tìm cách thúc đẩy. Hầu hết các văn phòng của Chop Value đều có các tác phẩm nghệ thuật và mặt bàn làm từ đũa từng được sử dụng tại nhà hàng.

Felix Böck

Bậc cầu thang làm từ đũa. - Ảnh: Paul Grdina/ChopValue

Hiện tại, các sản phẩm của công ty được bán trên trang web và thông qua quan hệ đối tác với các nhà bán lẻ như Nordstrom ở Hoa Kỳ. Mỗi món đồ đều kèm theo mô tả về nguồn gốc của chúng, chẳng hạn như 886 chiếc đũa đã được dùng để tạo ra chiếc thớt lớn hoặc 9.600 chiếc đũa tạo ra một chiếc bàn làm việc tại nhà.

Chàng trai Felix nói: “Chúng tôi đã kiếm tiền từ ngày đầu tiên. Chúng tôi tái đầu tư từng đô la chúng tôi kiếm được vào tăng trưởng vì cảm thấy trách nhiệm ngay bây giờ là nhân rộng ý tưởng này trên toàn thế giới.”

Ý tưởng không tồi đúng không nào? Việc tái chế đũa không chỉ giúp tạo ra nguồn nguyên liệu tuần hoàn, mà qua đó còn tạo việc làm cho nhiều người. Và tôi rất muốn nhân rộng ý tưởng này trên thế giới, để những vật có thời gian sử dụng ngắn và sau đó bỏ đi như đũa gỗ sẽ không trở thành rác nữa!