Đinh Hà ·
2 năm trước
 3773

Chế tạo cát nhân tạo từ rác thuỷ tinh y tế

Hàng năm, một khối lượng lớn rác thải y tế được thải ra hằng năm. Tuy nhiên, với điều kiện hiện có, các loại rác thải thông thường dễ phân hủy, riêng rác thải thủy tinh thì khá khó. Để giải quyết vấn đề đó, năm 2020, nhóm cán bộ, y, bác sỹ của Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ (Lai Châu) đã hiến kế giải pháp hủy vật liệu thủy tinh đựng thuốc chế tạo thành cát nhân tạo có thể phục vụ cho xây dựng dân dụng. cát nhân tạo này được chế tạo như thế nào?

Hàng năm, một khối lượng lớn rác thải y tế được thải ra hằng năm. Tuy nhiên, với điều kiện hiện có, các loại rác thải thông thường dễ phân hủy, riêng rác thải thủy tinh thì khá khó. Hệ thống xử lý rác thải là giải pháp hữu hiệu nhất trong vấn đề này, tuy nhiên kinh phí lại khá cao nên thường chỉ có các bệnh viện lớn sở hữu hệ thống này, còn các bệnh viện nhỏ chỉ đành tích đóng thành các bao và lưu trữ trong kho. Tồn tích qua các năm, số lượng rác thải thủy tinh không ngừng tăng dẫn đến kho không đủ chỗ chứa gây ra nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và khả năng lây các bệnh truyền nhiễm cao dù đã được phun khử khuẩn.

Để giải quyết vấn đề đó, năm 2020, nhóm cán bộ, y, bác sỹ của Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ (Lai Châu) đã hiến kế giải pháp hủy vật liệu thủy tinh đựng thuốc. Sáng kiến do Dược sỹ Tẩn A Oái cùng các đồng nghiệp nghiên cứu, và sau một thời gian vận hành thử nghiệm, đến nay đã được Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ chính thức áp dụng để xử lý rác thải y tế.

Chia sẻ về quy trình xử lý rác thải thủy tinh, Dược sỹ Tẩn A Oái cho biết: Sau khi được phân loại, bộ phận chuyên môn sẽ gom ống thuốc thủy tinh đưa vào lò đốt, dưới tác động của nhiệt độ cao sẽ làm vỡ vụn ống thuốc. Đây cũng được xem như một giải pháp khử khuẩn hữu hiệu.

Kết thúc công đoạn 1, sau khi chờ rác thải nguội bớt, sẽ đưa vào máy nghiền cùng với cát thành hỗn hợp cát nhân tạo. Tỷ lệ cát trộn để xay được là 1 phần cát, 4 phần thủy tinh. Sau khi rác thải thủy tinh được nghiền vụn, có thể sử dụng như cát phục vụ cho xây dựng dân dụng.

rác thải y tế

Bác sỹ chuyên khoa I Hoàng Việt Bắc, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ cũng cho biết thêm, sáng kiến xử lý rác thải y tế là vật liệu thủy tinh đựng thuốc của Trung tâm Y tế Sìn Hồ đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện Sìn Hồ công nhận, áp dụng rộng rãi. Hiệu quả của sáng kiến đã thấy rõ, cơ bản xử lý nguy cơ ô nhiễm môi trường, giảm chi phí tiêu hủy, xử lý vật liệu thủy tinh, không cần đầu tư kho lưu chất thải rắn.

Việc biến rác thải thuỷ tinh y tế thành cát nhân tạo không những có thể bảo vệ môi trường trong việc xử lý rác thải y tế mà còn góp phần giảm chi phí tiêu hủy, xử lý vật liệu thủy tinh và chi phí đầu tư kho lưu chất thải rắn. Ngoài ra, sau khi tái chế loại rác thải này còn có thể sử dụng cát nhân tạo xây dựng các công trình khác mà không cần phải tốn thêm chi phí mua nguyên vật liệu cát. Bạn nghĩ sao về mô hình tái chế này?