Trần Hồng ·
2 năm trước
 2212

Chiêm ngưỡng khu dự trữ sinh quyển tuyệt đẹp Langbiang Lâm Đồng

Langbiang có hệ sinh thái tự nhiên đa dạng. Và nơi đây vẫn còn cấu trúc 3 tầng rừng - một dạng cấu trúc hiếm hoi mà ít tìm thấy ở những khu rừng khác trên cả nước.

Khu dự trữ sinh quyển Langbiang nằm ở tỉnh Lâm Đồng. Langbiang Là khu dự trữ sinh quyển thứ 9 được UNESCO công nhận tại Việt Nam, khu dự trữ sinh quyển Lang Biang thực sự là điểm đến hấp dẫn, đặc biệt với những ai yêu thích thiên nhiên.

Khu dự trữ sinh quyển Langbiang

Bản đồ hành chính khu dự trữ sinh quyển Langbiang Lâm Đồng

Với diện tích 275.439ha, bao gồm một vùng rừng nguyên sinh rộng lớn với vùng lõi là Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, được đánh giá là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam.

Khu dự trữ sinh quyển Langbiang

Langbiang được đánh giá là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam

Với đặc trưng là sự phong phú về thảm thực vật, trong độ cao từ 650m-2.300m, Langbiang có hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, bao gồm các hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái thủy sinh. Các sinh cảnh rừng tại đây vẫn còn có cấu trúc 3 tầng rừng, chứa đựng đầy đủ các sinh cảnh rừng tự nhiên, là nơi cư trú, kiếm ăn của động vật hoang dã.

Khu dự trữ sinh quyển Langbiang

Đa dạng sinh học khu vực cao và bao gồm nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng được tìm thấy trong Danh sách đỏ quốc tế

Đa dạng sinh học khu vực cao và bao gồm nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng được tìm thấy trong Danh sách đỏ quốc tế. Vùng lõi có hành lang đa dạng sinh học duy trì tính toàn vẹn của 14 hệ sinh thái nhiệt đới ở phía đông của miền Nam Việt Nam và trên toàn Việt Nam nói chung. Nó cũng có chức năng như môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã, bao gồm một số loài được phân loại là hiếm và nguy cấp, chẳng hạn như gấu mặt trời (Helarctos malayanus).

Nhờ hệ sinh thái phong phú, Khu dự trữ sinh quyển Langbiang là nơi cư trú của 1.940 loài thực vật. Những loài đặc biệt quý hiếm có thể kể đến là thông hai lá dẹt (duy nhất trên thế giới chỉ có ở Bidoup-Núi Bà), pơmu, thông đỏ, thông 5 lá Ðà Lạt.

Khu dự trữ sinh quyển Langbiang

Nhờ hệ sinh thái phong phú, Khu dự trữ sinh quyển Langbiang là nơi cư trú của 1.940 loài thực vật

Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên như Bana, Xêđăng, Mnông, K’ho, Rơmăm, Êđê, Giarai...

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là nguồn chính của việc làm cho cộng đồng địa phương. Trong số các loại cây trồng, hoa, cà phê và chè là mạnh nhất về doanh thu khu vực.

Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang ưu tiên đảm bảo hài hòa giữa con người và sinh quyển, cảnh quan thiên nhiên; chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của những tộc người bản địa còn sinh sống bên trong khu bảo tồn; đảm bảo sự phát triển của con người, xã hội cùng với việc bảo tồn sự đa dạng sinh học.