Bích Ngọc ·
4 tuần trước
 9816

Cho vay mua nhà kém khả quan, lợi nhuận của ngân hàng tập trung bán lẻ có dấu hiệu suy yếu

Nhìn vào báo cáo phân tích về ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm nay của VIS rating cho thấy, trong khi các ngân hàng tư nhân lớn hưởng lợi từ tăng trưởng tín dụng thì lợi nhuận của các ngân hàng tập trung vào bán lẻ có dấu hiệu suy yếu vì tình hình cho vay mua nhà kém khả quan.

Nhóm phân tích cho hay, trong hai quý đầu năm nay, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROAA) tăng nhẹ lên 1,6% - tăng thêm 0,1% so với mức 1,5% cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng này có thể được lý giải dựa trên sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn của tín dụng doanh nghiệp và biên lãi ròng (NIM) cao hơn.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Các ngân hàng lớn và vừa như Techcombank, HDBank, VPBank, LPBank ghi nhận mức tăng trưởng cho vay cao hơn mức trung bình ngành là 7,7% trong nửa đầu năm nay, do được dẫn dắt bởi cho vay khách hàng doanh nghiệp (KHDN), chủ yếu ở các lĩnh vực liên quan đến bất động sản, thương mại, sản xuất.

NIM của các nhà băng này cũng tăng từ 30 đến 60 điểm cơ bản (tương đương 0,3% đến 0,6%), kéo theo sự tăng trưởng ROAA lên cao hơn mức trung bình ngành, đạt trung bình 2,2%.

Cũng trong giai đoạn này, một số ngân hàng bao gồm Techcombank, LPBank và TPBank cũng gia tăng mức thu phí từ các dịch vụ thanh toán, nhằm đẩy mạnh doanh thu ngoài lãi.

Trong khi đó, lợi nhuận của các ngân hàng nhỏ và vừa tập trung vào bán lẻ như VIB, OCB đang có dấu hiệu giảm do tăng trưởng vay mua nhà kém khả quan, thu nhập từ đầu tư thấp hơn và chi phí dự phòng cao hơn.

VIS kỳ vọng rằng thời gian tới, ROAA chung của ngành sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ nhu cầu vay vốn mạnh mẽ của các doanh nghiệp, sự cải thiện cho vay mua nhà khi nguồn cung nhà mới ra thị trường đang trên đà hồi phục, cũng như sự ổn định của NIM bởi mức lãi suất thấp.

Nhiều ngân hàng nhỏ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về nợ xấu và thanh khoản

Mới đây, VIS Rating đã có báo cáo phân tích về ngành ngân hàng với lưu ý các ngân hàng nhỏ phải đối mặt với nhiều vấn đề về nợ xấu và thanh khoản.

Nhóm phân tích cho hay, trong 6 tháng đầu năm nay, tỷ lệ nợ có vấn đề của ngành vẫn giữ ổn định so với quý trước ở mức 2,2%, các ngân hàng nhỏ suy giảm chất lượng tài sản nhiều nhất. Tỷ suất lợi
nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROAA) của các ngân hàng tăng nhẹ lên 1,6% trong 6 tháng đầu năm từ mức 1,5% trong năm 2023, nhờ tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp mạnh mẽ hơn và biên lãi ròng (NIM) cao hơn.

Một số nhà băng nhỏ sẽ dễ bị tổn thương hơn trước rủi ro thanh khoản do tăng nguồn vốn thị trường ngắn hạn trong bối cảnh tăng trưởng tiền gửi thấp.

VIS Rating kỳ vọng chất lượng tài sản và lợi nhuận của các ngân hàng sẽ giữ ổn định trong nửa sau của năm 2024 nhờ việc cải thiện điều kiện kinh doanh.

Các ngân hàng nhỏ suy giảm chất lượng tài sản rõ rệt nhất. Các ngân hàng như NCB, BacABank, Saigonbank, VietBank ghi nhận tỷ lệ nợ có vấn đề (NPL) hình thành mới cao hơn so với các ngân hàng khác, chủ yếu từ phân khúc bán lẻ và SME.

Trong số các ngân hàng quốc doanh, tỷ lệ nợ có vấn đề của VietinBank và BIDV tăng lên do lĩnh vực liên quan đến xây dựng và bất động sản.

Trong khi đó, một số nhà băng lớn đã giảm nợ có vấn đề bằng cách sử dụng dự phòng để xử lý trái phiếu VAMC như VPBank hoặc giảm nợ có vấn đề từ khách hàng lớn như MB.

Một ngân hàng khác có tỷ lệ NPL hình thành mới ở mức thấp là TPBank nhờ vào việc thắt chặt điều kiện cho vay đối với các khoản vay tiêu dùng mới.

Theo VIS Rating, thời gian tới, môi trường lãi suất thấp và các biện pháp chính sách để hỗ trợ hoạt động kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ giúp tăng khả năng trả nợ và giúp giảm các khoản nợ quá hạn.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/8322128227846860