TM ·
2 năm trước
 29586

Chuỗi cung ứng chip toàn cầu đứng trước nguy cơ khủng hoảng

Trước tình hình chiến sự căng thẳng giữa Nga và Ukraine khiến tình trạng khan hiếm chất bán dẫn trên toàn cầu làm ảnh đến nhiều lĩnh vực khác nhau như ô tô, máy tính đến điện thoại thông minh.

Với sự tiến bộ về công nghệ trong một số lĩnh vực, chất bán dẫn thực sự là “trái tim” của hàng tỷ sản phẩm, từ điện thoại thông minh, trung tâm dữ liệu, máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng, thiết bị thông minh, xe cộ, thiết bị gia dụng, thiết bị dược phẩm, công nghệ nông nghiệp, ATM và hơn thế nữa.

Chip bán dẫn được làm từ silicon vì nó là chất dẫn điện tốt. Những con chip này được gắn vào các vi mạch cung cấp năng lượng cho nhiều loại hàng hóa và linh kiện điện tử hiện đại. Có thể lưu ý rằng tất cả các thành phần như mạch tích hợp, vi mạch, bóng bán dẫn và cảm biến điện tử đều được chế tạo bằng vật liệu bán dẫn. Chúng cho phép máy móc thực hiện các chức năng chính như điều khiển hoạt động, xử lý dữ liệu, lưu trữ, quản lý đầu vào và đầu ra, cảm biến, kết nối không dây và hơn thế nữa.

Do đó, những con chip này là không thể thiếu trong tất cả các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, mạng không dây tiên tiến, ứng dụng blockchain, 5G, máy bay không người lái, robot, trò chơi và các công nghệ đeo trên người. Chip bán dẫn là bộ phận không quá đắt tiền nhưng nó đóng vai trò then chốt trong việc chế tạo các sản phẩm và linh kiện công nghệ hiện đại. Nói một cách đơn giản, chip bán dẫn là nền tảng của tính toán hiện đại.

Tuy nhiên, cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện có nguy cơ gây thêm áp lực đối với ngành công nghiệp sản xuất chip, do nguồn cung cấp khí hiếm quan trọng cho quá trình sản xuất bị siết chặt, làm tăng nguy cơ gián đoạn trong ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn vốn bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19.

Các nhà phân tích về công nghiệp phụ trợ cho biết Ukraine cung cấp khoảng 50% khí neon trên thế giới, một sản phẩm phụ không thể thiếu trong sản xuất chip.

Các nhà sản xuất chip đã rất chật vật xử lý tình trạng thiếu linh kiện, giao hàng muộn và chi phí nguyên vật liệu tăng cao. Điều này kéo theo các công ty phụ thuộc vào chip, chẳng hạn như các nhà sản xuất ôtô, cũng phải đối mặt với sự chậm trễ trong sản xuất.

Nhiều công ty sản xuất của Mỹ, trong đó có Intel, cho rằng những hạn chế này sẽ kéo dài đến năm 2023.

Nhu cầu về nguyên liệu thô dự kiến sẽ tăng hơn 1/3 trong 4 năm tới, khi TSMC, tập đoàn sản xuất chip lớn nhất thế giới của Đài Loan (Trung Quốc), tăng công suất sản xuất.

Ông Tsuneo Date, Giám đốc điều hành Daito Medical Gas, một đại lý khí điều áp ở phía Bắc Tokyo (Nhật Bản) cho biết: “Chúng tôi đang gặp nhiều rắc rối khi không có khí hiếm để bán.”

Theo các công ty, họ có thể khai thác nguồn dự trữ, nhưng việc đổ xô tìm kiếm các nhà cung cấp ngoài khu vực Đông Âu đang gây ra tình trạng thiếu hụt và tăng giá, không chỉ riêng khí neon mà còn cả các khí công nghiệp khác như xenon và krypton.

Ông Date cho biết, 40% nguồn cung krypton toàn cầu đến từ Ukraine. Giá xăng, nhiên liệu được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn-đã tăng từ 1,73- 2,59 USD/lít lên gần 8,64 USD/lít vào cuối tháng Một vừa qua.

Ông đánh giá tình hình xung đột hiện nay khiến việc khan hiếm nên trầm trọng hơn và gần đây công ty đã buộc phải từ chối đơn đặt hàng từ các khách hàng mới.

Trong khi đó, ông Yoshiki Koizumi, Chủ tịch tạp chí Gas Review-cho biết, “nguồn cung cấp khí neon, xenon và krypton chắc chắn đang ngày càng khó khăn hơn vì các nhà sản xuất chip và nhà kinh doanh đang đặt hàng nhiều hơn vì lo ngại rằng trong tương lai họ sẽ không thể nhận được nhiều như mong đợi.”

Hà Lan (T/h)